Trang chủ Quốc tế
16:28 | 30/04/2025 GMT+7

Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?

aa
Sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ gây lo ngại sâu sắc tại châu Âu, nhưng cũng mở ra một cơ hội chiến lược hiếm có để Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nội lực, giảm lệ thuộc và khẳng định vai trò toàn cầu.
Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?
100 Ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai: Tổng thống Trump tái định hình nước Mỹ

Trong bài viết có tiêu đề "Cách biến sự hỗn loạn của Trump thành cơ hội - những gì các lãnh đạo châu Âu cần làm" đăng trên báo The Guardian (Anh), tác giả Paul Taylor, Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm chính sách châu Âu đưa ra nhận định: Chỉ trong ba tháng đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump có thể đã khiến quan hệ xuyên Đại Tây Dương rạn nứt qua nhiều hành động: Tuyên bố EU “lợi dụng Mỹ”, áp thuế trừng phạt hàng hóa châu Âu, đặt dấu hỏi về NATO, thân thiện với Tổng thống Nga Putin, xúc phạm Tổng thống Ukraine Zelenskyy, tìm cách “giải quyết” chiến tranh Ukraine theo hướng làm suy yếu an ninh châu Âu. Đội ngũ thân cận của ông thậm chí gọi châu Âu là “một châu lục thảm hại”.

Tuy nhiên, thay vì bị cuốn vào vòng xoáy phản ứng tiêu cực, châu Âu có thể biến nguy cơ thành động lực, phá bỏ các rào cản nội bộ lâu nay để thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn.

Chiến lược giúp châu Âu “vĩ đại trở lại”

Trong bối cảnh Mỹ dưới thời Donald Trump có xu hướng rút lui khỏi vai trò toàn cầu, châu Âu không chỉ phải đối mặt với sự bất ổn mà còn với cơ hội lịch sử để tái khẳng định vị thế địa chính trị và kinh tế. Sự xói mòn niềm tin vào liên minh xuyên Đại Tây Dương có thể trở thành chất xúc tác thúc đẩy tiến trình hội nhập vốn nhiều năm bị đình trệ.

Tác giả Paul Taylor cho rằng, một trong những bước đi cấp thiết là hoàn thiện hai sáng kiến trọng yếu Liên minh thị trường vốn và Liên minh ngân hàng. Nếu được thực thi hiệu quả, các sáng kiến này có thể khai thông nguồn tiết kiệm trị giá khoảng 3.000 tỷ euro đang bị dồn ứ trong hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Đồng thời, châu Âu cần mở rộng mạng lưới thương mại toàn cầu bằng cách đàm phán các hiệp định thương mại với những đối tác tin cậy - từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến Mỹ Latinh - nhằm giảm thiểu rủi ro từ các thị trường mang tính đối đầu như Mỹ hay Trung Quốc. Thay vì phản ứng đối đầu, EU cần định hình một chiến lược thương mại chủ động, đặt trọng tâm vào giảm thuế quan và ổn định dài hạn.

Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte trong cuộc gặp tại Palm-Beach, bang Florida, ngày 22/11/2024. (Ảnh: AFP)

Về an ninh, châu Âu không thể mãi phụ thuộc vào chiếc ô NATO do Mỹ dẫn dắt. Việc phát triển năng lực phòng thủ chung không chỉ giúp củng cố vị thế trong liên minh quân sự này mà còn bảo đảm khả năng tự vệ nếu Mỹ rút lui. Việc hỗ trợ quân sự mạnh mẽ hơn cho Ukraine – bao gồm cả tên lửa tầm trung sẽ không chỉ lấp đầy khoảng trống Washington để lại mà còn tăng đòn bẩy cho Kyiv trên bàn đàm phán với Moskva.

Trong trật tự toàn cầu đang biến chuyển, EU có thể trở thành lực lượng trung tâm bảo vệ nền dân chủ tự do. Việc xây dựng các liên minh chiến lược với các quốc gia đồng chí hướng như Canada, Nhật Bản, Ấn Độ hay Úc là thiết yếu để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời tạo thế đối trọng trước các thế lực đang gia tăng ảnh hưởng bằng các mô hình phi dân chủ.

Một hướng đi không kém phần quan trọng là tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các nước này ngày càng nhìn nhận EU là một đối tác tin cậy – không áp đặt, không can thiệp – và là sự thay thế ổn định cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, châu Âu có thể tận dụng dòng chất xám Mỹ đang tìm kiếm môi trường học thuật và công nghệ tự do hơn, bằng cách triển khai các chương trình thị thực ưu tiên dành cho giới khoa học và kỹ sư. Đây không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ mà còn củng cố vai trò của EU như một trung tâm đổi mới toàn cầu.

Trong xử lý quan hệ thương mại, châu Âu đã đúng khi không đáp trả vội vã các phát ngôn thất thường từ tổng thống Trump, đồng thời khẳng định sẵn sàng sử dụng công cụ pháp lý, kể cả với các tập đoàn công nghệ Mỹ, nếu không đạt được giải pháp công bằng. EU vẫn nên duy trì mối quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương khi dòng vốn đầu tư hai chiều đạt hơn 5.000 tỷ USD năm 2023. Với 448 triệu người tiêu dùng và môi trường chính trị - pháp lý ổn định, EU tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, về trung hạn, EU cần chủ động giảm lệ thuộc vào xuất khẩu sang hai thị trường đầy bất ổn về chính sách là Mỹ và Trung Quốc.

Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?
Cảng Hamburg, Đức, vào ngày 15/4/ 2025, khi lệnh tạm dừng 90 ngày của EU về thuế quan trả đũa đối với Mỹ có hiệu lực. (Ảnh: The Guardian)

Những thách thức sống còn

Theo tác giả Paul Taylor, để hiện thực hóa các cơ hội trên, EU không thể làm ngơ ba thách thức mang tính sống còn. Trước hết là mối đe dọa đến từ nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin – một chế độ theo chủ nghĩa xét lại, sử dụng chiến tranh và năng lượng như công cụ địa chính trị. Xung đột Ukraine cho thấy rõ nguy cơ hiện hữu đối với an ninh châu Âu.

Thứ hai là nguy cơ bất ổn đến từ chính nội bộ phương Tây, đặc biệt là Mỹ dưới thời Tổng thống Trump. Một Washington không thể đoán định, sẵn sàng phá vỡ các cam kết truyền thống và làm suy yếu các thể chế đa phương sẽ đặt EU vào tình trạng cảnh giác thường trực.

Thách thức thứ ba – và cũng là hiểm họa tiềm tàng nhất – đến từ chính bên trong châu Âu: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy quốc gia. Nếu các lực lượng thân Nga tại Hungary hay Slovakia tiếp tục cản trở các quyết sách chung, tiến trình hội nhập có nguy cơ rơi vào bế tắc. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập các liên minh tự nguyện và linh hoạt giữa những quốc gia sẵn sàng hành động sẽ là chìa khóa giữ vững động lực cải cách.

Lịch sử cho thấy, châu Âu hội nhập mạnh mẽ nhất trong khủng hoảng. Sự hỗn loạn từ bên ngoài, đặc biệt là từ Tổng thống Trump, có thể trở thành chất xúc tác hiếm có để các nhà lãnh đạo châu Âu dám đầu tư chính trị một cách quyết đoán - xây dựng một liên minh mạnh hơn, tự chủ hơn và có vai trò toàn cầu rõ ràng hơn.

Biên giới và thuế quan - Niềm tự hào của tổng thống Donald Trump trong 100 ngày đầu cầm quyền Biên giới và thuế quan - Niềm tự hào của tổng thống Donald Trump trong 100 ngày đầu cầm quyền
Tổng thống Trump ký sắc lệnh thúc đẩy cạnh tranh của ngành hải sản Mỹ Tổng thống Trump ký sắc lệnh thúc đẩy cạnh tranh của ngành hải sản Mỹ
Ngọc Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nhà Trắng công bố quan hệ đối tác về trung tâm dữ liệu AI với UAE

Nhà Trắng công bố quan hệ đối tác về trung tâm dữ liệu AI với UAE

Trong một thông báo vào ngày 15/5, Nhà Trắng cho biết Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang hợp tác xây dựng một cơ sở trí tuệ nhân tạo với quy mô được coi là lớn nhất trong số các cơ sở nằm ngoài nước Mỹ.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Mỹ siết lại sức ảnh hưởng tại Tây Bán cầu với học thuyết Monroe 2.0

Mỹ siết lại sức ảnh hưởng tại Tây Bán cầu với học thuyết Monroe 2.0

Từ những tuyên bố ngoại giao đến chính sách thương mại và di cư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động một phiên bản hiện đại của Học thuyết Monroe – chiến lược từng khẳng định Tây Bán cầu là khu vực ảnh hưởng riêng của Mỹ từ thế kỷ 19. Đây là quan điểm được tác giả Karen DeYoung đưa ra trong bài viết "Trump tái áp dụng Học thuyết Monroe trong quan hệ với Tây Bán cầu" đăng trên The Washington Post (Mỹ). Tạp chí Thời đại lược dịch và giới thiệu.

Các tin bài khác

Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Nếu Thượng viện Mỹ phê chuẩn trước ngày 18/7, đề xuất sẽ xóa bỏ hàng tỷ USD chi tiêu đã được Quốc hội thông qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình nhân đạo và y tế toàn cầu.
Quan hệ ASEAN và đối tác: tiếp tục tiến triển tích cực

Quan hệ ASEAN và đối tác: tiếp tục tiến triển tích cực

Trong hai ngày 10-11/6/2025, tại Penang, Malaysia, đã diễn ra loạt Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), với sự tham dự của đại biểu đến từ 10 nước ASEAN và 17 đối tác. Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp.
Tin quốc tế ngày 12/6: Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng

Tin quốc tế ngày 12/6: Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng

Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng; Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết tranh chấp thương mại thông qua đối thoại, hợp tác; ông Kim Jong-un khẳng định quan hệ Triều Tiên - Nga là liên minh không thể phá vỡ... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 12/6.
Tin quốc tế ngày 11/6: Mỹ sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine; Mỹ - Trung tiến hành các cuộc đàm phán chuyên nghiệp, thẳng thắn

Tin quốc tế ngày 11/6: Mỹ sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine; Mỹ - Trung tiến hành các cuộc đàm phán chuyên nghiệp, thẳng thắn

Tổng thống Trump điều thủy quân lục chiến đến Los Angeles; Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tuyên bố Mỹ sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine; Mỹ - Trung tiến hành các cuộc đàm phán chuyên nghiệp, thẳng thắn... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 11/6.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 13/6: Gần 300 người thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại Ấn Độ, Israel tấn công phủ đầu Iran

Tin quốc tế ngày 13/6: Gần 300 người thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại Ấn Độ, Israel tấn công phủ đầu Iran

Gần 300 người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay tại Ấn Độ; Israel tấn công phủ đầu Iran; Nga đẩy mạnh thành lập lực lượng UAV chuyên biệt; Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết đưa Ấn Độ và Pakistan lại gần nhau... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 13/6.
Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Nếu Thượng viện Mỹ phê chuẩn trước ngày 18/7, đề xuất sẽ xóa bỏ hàng tỷ USD chi tiêu đã được Quốc hội thông qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình nhân đạo và y tế toàn cầu.
Tin quốc tế ngày 14/6: Iran phóng tên lửa trả đũa Israel, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn

Tin quốc tế ngày 14/6: Iran phóng tên lửa trả đũa Israel, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn

Iran phóng tên lửa đạn đạo trả đũa Israel, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn; Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tạm giữ dân thường tại Los Angeles... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 14/6.
Tòa nhà hành chính mới - món quà hữu nghị Việt Nam dành tặng Quốc hội Campuchia

Tòa nhà hành chính mới - món quà hữu nghị Việt Nam dành tặng Quốc hội Campuchia

Ngày 12/6, tại Thủ đô Phnom Penh, Quốc hội Campuchia đã tổ chức Lễ tiếp nhận công trình tòa nhà hành chính mới do Việt Nam tài trợ. Theo đại diện lãnh đạo Quốc hội Campuchia, công trình là món quà ý nghĩa của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng cho Quốc hội và nhân dân Campuchia.
Chiến sĩ Hải quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh, lan tỏa thông điệp vì môi trường biển

Chiến sĩ Hải quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh, lan tỏa thông điệp vì môi trường biển

Ngày 08/6, hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2025, các đoàn viên, thanh niên đến từ Đoàn cơ sở Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân), Hải đoàn 129 Hải quân và Học viện Hải quân đã tham gia nhiều hoạt động thiết thực, như: tặng áo phao và cờ Tổ quốc cho ngư dân, ra quân làm sạch bãi biển, tuyên truyền bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo.
Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh vì đại dương bền vững

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh vì đại dương bền vững

Ngày 06/6, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025.
Hải quân Vùng 5: Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về biển, đảo cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5: Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về biển, đảo cho người dân Phú Quốc

Chiều 05/6, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho người dân tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc (Kiên Giang).
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (14/6): Bão số 1 liên tục đổi hướng

Thời tiết hôm nay (14/6): Bão số 1 liên tục đổi hướng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 04h ngày 14/6 bão số 1 ở trên vùng biển phía Đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 150km về phía Đông. Cường độ bão cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Bắc với tốc độ 5km/h.
Thời tiết hôm nay (11/6): Hà Nội có mưa rào, dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (11/6): Hà Nội có mưa rào, dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 11/6.
Thời tiết hôm nay (10/6): Bắc Bộ giảm mưa, Trung Bộ trời nắng

Thời tiết hôm nay (10/6): Bắc Bộ giảm mưa, Trung Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/6, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần. Trung Bộ trời nắng. Nam Bộ có xu hướng tăng mưa, nền nhiệt dịu hơn.
Thời tiết hôm nay (08/6): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá ở nhiều nơi trên cả nước

Thời tiết hôm nay (08/6): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá ở nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 08/6, vùng núi Tây Bắc và Việt Bắc có mưa rào, dông, cục bộ mưa to đến rất to (20–40mm, có nơi trên 100mm).
Thời tiết hôm nay (07/6): Miền Bắc nắng nóng, chiều tối có mưa rào

Thời tiết hôm nay (07/6): Miền Bắc nắng nóng, chiều tối có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 07/6, miền Bắc ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 37 độ C. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực vùng núi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Mô hình đô thị vệ tinh kích hoạt cực tăng trưởng mới tại Tây Bắc TP.HCM

Mô hình đô thị vệ tinh kích hoạt cực tăng trưởng mới tại Tây Bắc TP.HCM

Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh đang tạo áp lực lớn lên hạ tầng, môi trường và chất lượng sống tại các đô thị trung tâm. Trong bối cảnh đó, mô hình đô thị vệ tinh - đã chứng minh hiệu quả tại nhiều quốc gia phát triển - đang trở thành giải pháp chiến lược giúp tái cấu trúc không gian đô thị, phân bổ lại dân cư và kích hoạt các cực tăng trưởng mới tại siêu đô thị đa trung tâm như TP.HCM.
Phiên bản di động