Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân
Khánh thành bức tranh tường gốm Nga tại Việt Nam Ngày 14/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga phối hợp cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Bức tranh tường gốm Nga. |
Việt Nam và Liên bang Nga chú trọng củng cố ngoại giao nhân dân Chiều 28/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang (LB) Nga, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi và các cán bộ Đại sứ quán đã làm việc với đoàn Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, do Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Trịnh Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của viện, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt-Nga, dẫn đầu. |
Tính chính nghĩa, tính nhân văn “hợp lẽ trời”, thuận lòng người là cơ sở quan trọng để các triều đại hai nước quy tụ, phát huy sức mạnh toàn dân chiến đấu, giành thắng lợi trước các đội quân xâm lược hiếu chiến và hùng mạnh.
Các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ 10, sau khi giành lại được nền độc lập, tự chủ, các triều đại tiến bộ kế tiếp nhau trị nước đều phát huy vai trò của toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý nhờ xây dựng lực lượng toàn dân đánh giặc ở cả đồng bằng và miền núi, phối hợp chặt chẽ với quân đội triều đình thực hiện thành công chiến lược “tiên phát chế nhân”, phá tan âm mưu liên minh quân sự Tống - Chăm. Nhà Trần thực hiện “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức”, “trăm họ đều là binh”. Nhân dân với đủ mọi tầng lớp, dân tộc vừa trực tiếp tham gia đánh giặc, vừa tự giác thực hiện “vườn không nhà trống” triệt nguồn lương thảo của giặc...
V.I. Lê-nin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ngày 7-11-1918_Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Ở nước Nga, từ giữa thế kỷ 13, chiến tranh nhân dân đã lật đổ ách thống trị của Mông Cổ - Tacta vào năm 1480, lập nên nhà nước tập quyền Maxcơva. Thế kỷ 16 và 17, nhân dân Maxcơva nổi dậy đấu tranh chống lại quân xâm lược Thổ (Đế quốc Ottoman) và đến mùa thu năm 1612 đã đẩy lui ngoại bang ra khỏi kinh thành.
Trong Chiến tranh Pháp - Nga năm 1812, thực hiện chính sách “vườn không, nhà trống”; quân Nga đã phá hủy kho đạn pháo và đốt cháy một phần thành phố trước khi rút, đồng thời nông dân Nga rời bỏ quê hương sau khi đốt nhà và lương thực không để lọt vào tay địch. Kế sách này phá vỡ được kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Napoleon.
Cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941 tại Quảng trường Đỏ |
Trong khi đó, Nguyên soái Cutudôp đẩy mạnh chiến tranh du kích chặn đánh quân Pháp ở khắp nơi, rồi chuyển sang phản công và truy kích quân Pháp trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Cuộc chiến tranh nhân dân này (sau gọi là “chiến tranh dân tộc”), cho thấy tinh thần chống xâm lược kiên cường, dũng cảm của người Nga; là niềm tự hào của dân tộc Nga trong bề dày lịch sử chiến tranh giữ nước.
Tiếp thu học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội
Những năm 1905-1907, ở nước Nga trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã có 810 nghìn công nhân xuống đường biểu tình, xây dựng chiến lũy và đấu tranh đẫm máu với cảnh sát; nông dân 501/504 huyện thuộc vùng đất châu Âu của nước Nga nổi dậy lấy của cải, ruộng đất của địa chủ chia cho người nghèo; thủy thủ trên chiến hạm Pôchômkin chiếm tàu, phản chiến.
Năm 1917, “Cách mạng Tháng Mười” - cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich Nga đã lật đổ chế độ Sa Hoàng, đánh bại lực lượng phản động, thành lập chính quyền Xô viết trên cả nước.
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia) |
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2 (1941-1945), nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân giữ nước vĩ đại chống phát xít Đức của Liên Xô là đã động viên được tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của đất nước, đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời, chứng tỏ Đảng Cộng sản Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đấu tranh của nhân dân, phát huy tính tích cực ở mặt trận và hậu phương cùng tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong liên bang.
Lý luận và thực tiễn của “Cách mạng tháng Mười” và chiến thắng phát-xít ở Liên Xô đã giúp lãnh tụ Hồ Chí Minh kết hợp đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc đã vận dung sáng tạo vào chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.
Để phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành thắng lợi trong cuộc “Cách mạng Tháng Tám” năm 1945. Qua 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975), dưới ánh sáng đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng, sức mạnh “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”; sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, vật chất và tinh thần, dân tộc và thời đại... đã được huy động, phát huy lên tầm cao mới. Bằng bản lĩnh và sức mạnh đó, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta đã từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng, từ yếu hóa mạnh, ít thành nhiều, tạo nên sức mạnh áp đảo để giành thắng lợi cuối cùng.
Đồng bào Bù Gia Mập vận chuyển đạn phục vụ Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu. |
Trong chiến tranh nhân dân, hai dân tộc Việt - Nga đều anh dũng, yêu tự do không chấp nhận làm nô lệ. Chính những nét đồng điệu này đưa hai dân tộc càng thêm gắn bó, thân thiết, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hơn. Nhờ giúp đỡ chân thành, hiệu quả của Nga (Liên Xô) đã góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nước Việt Nam vừa ra đời đã đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, không chỉ đòi hỏi nỗ lực “tự lực cánh sinh” mà còn cần có sự giúp đỡ của các nước bè bạn; sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến kết thúc thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, Liên Xô (Nga) đã ủng hộ, giúp đỡ viện trợ vật chất, hàng quân sự; đào tạo cán bộ; cử chuyên gia, sĩ quan và binh sĩ, để quân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu...
Ngày nay, trên cơ sở sự tương đồng về chiến tranh nhân dân ở hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, cần nghiên cứu vận dụng vào thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước. Đồng thời, tăng cường tình quan hệ hữu nghị gần gũi, thân thiện, thủy chung; nhất là tăng cường quan hệ nhân dân hai nước qua Hội Hữu nghị Việt - Nga và Hội Hữu nghị Nga - Việt.
VUFO, thành phố Saint Petersburg (Nga) tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu nhân dân Việt – Nga Sáng 18/04, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg Vyacheslav Kalganov nhân dịp đoàn đến Việt Nam tham dự Diễn đàn kinh tế TP. HCM năm 2022. |
"Những ngày Việt Nam" lần thứ 7 - biểu tượng của hợp tác Nga - Việt Vừa qua, tại Viện Hồ Chí Minh trực thuộc Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg (SPbSU) và Đại học Quan hệ quốc tế Quốc gia Moskva (MGIMO) đã diễn ra sự kiện “Những ngày Việt Nam” nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga. |