Trang chủ Chính trị - Xã hội
14:08 | 19/09/2022 GMT+7

Việt Nam tham gia Liên hợp quốc: Hành trình 45 năm đủ để cất lên hai tiếng "tự hào", một vị thế mới đón thời cơ mới

aa
Câu chuyện Liên hợp quốc (LHQ) chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên 45 năm trước có ý nghĩa rất lớn.
Mỗi người mẹ là một cô giáo dạy tiếng Việt Mỗi người mẹ là một cô giáo dạy tiếng Việt
Việt Nam thể hiện vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc Việt Nam thể hiện vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc
Việt Nam tham gia Liên hợp quốc: Hành trình 45 năm đủ cất lên hai tiếng 'tự hào', một vị thế mới đón thời cơ mới!
Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của LHQ. Trong ảnh: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai, từ phải sang) dự lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở LHQ. (Ảnh: Tư Liệu)

Chương mới trong quan hệ với thế giới

45 năm trước, Việt Nam vừa chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất đất nước. Khi ấy, Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, giành được rất nhiều tình cảm của nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui độc lập và thống nhất đất nước, Việt Nam lúc đó đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi vừa bước ra khỏi chiến tranh, cùng với nền kinh tế, kỹ thuật lạc hậu. Về mặt đối ngoại, nước ta đang còn bị bao vây, cấm vận của nhiều nước.

Việt Nam tham gia Liên hợp quốc: Hành trình 45 năm đủ cất lên hai tiếng 'tự hào', một vị thế mới đón thời cơ mới!
Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bởi vậy, nhìn lại 45 năm qua, kể từ khi Việt Nam tham gia LHQ năm 1977, có thể rút ra một số điểm có ý nghĩa sau:

Thứ nhất, đó là việc công nhận một Việt Nam mới, hòa bình, thống nhất, độc lập và tham gia vào các cơ chế quốc tế, dù khi đó vẫn đang còn bị cấm vận.

Đó cũng là kết quả của cả quá trình hình thành và phát triển phong trào rộng rãi các nước ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam.

Việc chính thức gia nhập tổ chức toàn cầu lớn nhất này đã mở ra chương mới trong quan hệ của Việt Nam với thế giới, từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam không chỉ tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế cho tái thiết đất nước, mà còn ngày càng tham gia, đóng góp sâu rộng hơn vào các công việc chung của LHQ và của thế giới.

Ngay sau khi nghị quyết chấp thuận Việt Nam trở thành thành viên của LHQ, tổ chức này đã ra nghị quyết kêu gọi, giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh, xóa đói giảm nghèo. Đây là bước khởi đầu lớn, tạo cơ sở được công nhận bởi LHQ trong việc vận động quốc tế giúp đỡ Việt Nam.

Trong những năm Việt Nam còn bị cấm vận, từ 1977 cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, LHQ là tổ chức giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất, từ việc khắc phục hậu quả chiến tranh đến xóa đói giảm nghèo, phát triển và nhiều sự trợ giúp khác.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, LHQ là một trong những tổ chức đi đầu giúp đỡ Việt Nam hoạch định các chính sách và chương trình hành động về đổi mới, cải cách kinh tế, cải cách hệ thống pháp luật, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy phát triển và hội nhập quốc tế.

Đồng hành, đóng góp hiệu quả vào công việc chung

Thứ hai, cùng với các thành tựu về đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam đồng hành và đóng góp ngày càng hiệu quả vào các công việc chung của LHQ và thế giới. Điển hình nhất là việc Việt Nam tham gia vào hoạch định và thực hiện các Chương trình mục tiêu Thiên niên kỷ và Phát triển bền vững tới 2030 của LHQ, trở thành điển hình về hợp tác và thực hiện hiệu quả các chương trình hành động của LHQ.

Theo đó, chúng ta cũng tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác của LHQ về môi trường, biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh hay xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ những người bị yếu thế. Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp cùng LHQ triển khai các sáng kiến về hợp tác ba bên giúp đỡ các nước ở châu Phi như về nông nghiệp, lương thực, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là quá trình hai bên cùng hợp tác và thúc đẩy vì những mục tiêu chung.

Thứ ba, Việt Nam luôn đề cao và tích cực đóng góp vào việc tăng cường các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển chung của các dân tộc. Đây cũng là nguyên tắc nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chúng ta ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của LHQ về vấn đề này như: Đề cao hợp tác, đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp, giải trừ vũ khí hạt nhân hay ủng hộ và đề cao văn hóa hòa bình trong quan hệ quốc tế.

Khi tham gia Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng như: Đề cao Hiến chương LHQ và chủ nghĩa đa phương, giúp đỡ tháo gỡ bom mìn, bảo vệ phụ nữ, trẻ em hay bảo vệ các cơ sở dân sự thiết yếu trong chiến tranh, nhận được sự ủng hộ và nhất trí cao của các nước thành viên LHQ. Việt Nam cũng đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, được LHQ và các nước đánh giá cao.

Việt Nam tham gia Liên hợp quốc: Hành trình 45 năm đủ cất lên hai tiếng 'tự hào', một vị thế mới đón thời cơ mới!
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1/2020, Việt Nam đã chủ trì Phiên thảo luận mở và thúc đẩy HĐBA thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương LHQ. (Ảnh: QT)

Từng bước tham gia, phát huy vai trò

Thứ tư, Việt Nam từng bước tham gia và ngày càng phát huy vai trò tại các cơ quan lãnh đạo của LHQ. Từ nửa sau những năm 90, Việt Nam đã tham gia vào một số cơ quan lãnh đạo của Chương trình phát triển LHQ (UNDP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), rồi đến Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Cơ quan Nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA) hay Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam đã hai lần tham gia làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an - cơ quan chịu trách nhiệm chính về hòa bình an ninh của LHQ (các nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021). Với những vai trò này, Việt Nam vừa tích cực đóng góp vào công việc chung, đồng thời góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam tại LHQ và trên trường quốc tế.

Thứ năm, trong quá trình tham gia LHQ, chúng ta đồng thời đề cao các nguyên tắc Hiến chương và các văn kiện quan trọng của LHQ như công ước Luật Biển (UNCLOS) 1982 nhằm đóng góp cho hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển ở khu vực. Theo đó, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy việc hợp tác giữa LHQ và ASEAN, trên các lĩnh vực, từ hòa bình an ninh, hợp tác phát triển, đến ứng phó với các thách thức mang tính toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Về Biển Đông, Việt Nam luôn nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và không làm phức tạp thêm tình hình. Đây cũng là quan điểm và nguyên tắc chung của ASEAN.

Kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và trách nhiệm quốc tế

Thứ sáu, nhìn lại 45 năm, có thể thấy, Việt Nam đã luôn kết hợp hài hòa giữa bảo đảm lợi ích quốc gia với việc đóng góp một cách tích cực và trách nhiệm vào các công việc chung của LHQ. Đó là một bộ phận trong chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam về độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đó là bài học trong quá trình tham gia LHQ, cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Theo đó, chúng ta vừa kết hợp giữa độc lập, tự chủ, tự cường với tranh thủ sự ủng hộ, nguồn lực từ bên ngoài, cùng với đóng góp vào công việc chung với tinh thần không chỉ chủ động, tích cực, mà còn có trách nhiệm cao. Điều này đã góp phần tăng cường uy tín, tạo nên vị thế mới cho Việt Nam, được bạn bè quốc tế tin cậy và đánh giá cao.

Việt Nam tham gia Liên hợp quốc: Hành trình 45 năm đủ cất lên hai tiếng 'tự hào', một vị thế mới đón thời cơ mới!
Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của LHQ. (Nguồn: TTXVN)

Tại LHQ, Việt Nam đã tham gia đóng góp vào công việc chung với tinh thần trách nhiệm cao; tham gia hoạch định những chương trình nghị sự quốc tế dựa trên không chỉ lợi ích quốc gia mà còn với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế để tạo ra sân chơi bình đẳng giữa nước lớn, nước nhỏ, vì hòa bình, an ninh và phát triển dựa trên luật pháp quốc tế.

Thứ bảy, trong thời gian tới, với điều kiện và vị thế mới, Việt Nam càng phải phát huy hơn nữa sự tham gia và đóng góp của mình tại LHQ và trên bình diện quốc tế. Theo đó, chúng ta càng cần tiếp tục phát huy các nguyên tắc đối ngoại nêu trên, để vừa phục vụ cho khát vọng phát triển của Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045, trong khi tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò chủ động trong các công việc chung của thế giới, vì hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển và xử lý các thách thức toàn cầu.

Việt Nam cần tiếp tục đề cao vai trò của LHQ, đa phương, hợp tác quốc tế và việc thượng tôn pháp luật quốc tế; cũng như chủ động đóng góp xây dựng các chương trình nghị sự của thế giới, các nguyên tắc quốc tế, khung hợp tác với các quốc gia, trong khuôn khổ LHQ và thông qua các cơ chế khu vực. Điều này sẽ giúp Việt Nam có đóng góp thực chất và hiệu quả trong hợp tác quốc tế, bảo đảm luật pháp quốc tế, từ đó đóng góp vào việc định hình các quy định và luật chơi của quốc tế và LHQ.

Đối ngoại tiên phong

Cuối cùng, như Đại hội XIII của Đảng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại Việt Nam là đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; trong đó chỉ rõ vai trò tiên phong của đối ngoại “trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Để hoàn thành được trọng trách đó, chúng ta phải kết hợp được nền ngoại giao toàn diện, hiện đại trên tất cả các kênh: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Cùng với đó, tiếp tục tham gia hội nhập sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó chú ý tới các lĩnh vực Việt Nam có lợi ích và khả năng tham gia. Từ đó, vừa tranh thủ cho môi trường quốc tế thuận lợi cho hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam, vừa phát huy sự đóng góp vào xây dựng các chương trình nghị sự và các lĩnh vực hợp tác chung của quốc tế và khu vực.

Để mối quan hệ của Việt Nam đi sâu, thực chất với các nước, đem lại hiệu quả phục vụ công cuộc phát triển đất nước, cần bám sát chủ trương đối ngoại của Đảng tại Đại hội XIII. Đồng thời, hướng tới mục tiêu là hội nhập ở chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, đặc biệt là tranh thủ chất xám khoa học công nghệ, các chuỗi cung ứng và phân công lao động chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế.

Phát triển quan hệ của Việt Nam với thế giới, Việt Nam cũng tiếp tục phát triển các khuôn khổ hợp tác hiện nay, thành những khuôn khổ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế ngày càng ổn định, lâu dài, đi vào thực chất, hiệu quả, cùng có lợi. Để làm được điều này, cần phối hợp tốt hơn nữa các kênh đối ngoại ở tất cả các lĩnh vực. Không chỉ Bộ Ngoại giao, mà tất cả các bộ, ngành đều phải tham gia vào quá trình này.

Cùng với đó, công tác dự báo chiến lược và công tác cán bộ là hai việc hết sức quan trọng. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển động sâu rộng và phức tạp, thách thức và cơ hội đan xen, càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của dự báo, để có thể làm tốt việc tham mưu và kiến nghị các đối sách, cũng như trong xử lý thách thức nhưng không bỏ lỡ cơ hội. Đội ngũ cán bộ cũng cần được nâng tầm cả về tri thức, bản lĩnh, chiến lược, cũng như về các kỹ năng đối ngoại và cập nhật về công nghệ.

Liên hợp quốc đánh giá cao sự nghiêm túc và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các cam kết về hành động khí hậu Liên hợp quốc đánh giá cao sự nghiêm túc và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các cam kết về hành động khí hậu
Ngày 25/8, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp Trợ lý Tổng thư ký LHQ, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký về hành động khí hậu Selwin Hart.
Khẳng định hình ảnh mới của Quân đội Việt Nam ở địa bàn phái bộ Liên hợp quốc Khẳng định hình ảnh mới của Quân đội Việt Nam ở địa bàn phái bộ Liên hợp quốc
Qua hơn 8 năm Việt Nam tham gia, lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam đã thực sự đáp ứng được đòi hỏi của Liên hợp quốc, khẳng định được hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trước bạn bè quốc tế.
Theo Báo Thế giới và Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam ủng hộ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giải quyết các thách thức an ninh mạng toàn cầu

Việt Nam ủng hộ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giải quyết các thách thức an ninh mạng toàn cầu

Ngày 20/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận mở về chủ đề “Duy trì hòa bình an ninh quốc tế, Giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul. Tham dự sự kiện có Tổng thư ký Antonio Gutteres cùng đại diện của gần 70 nước thành viên LHQ.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có 5 ủy viên không thường trực mới

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có 5 ủy viên không thường trực mới

Ngày 6/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an (HĐBA) với nhiệm kỳ 2 năm.
Việt Nam khẳng định hoà bình là điều kiện tiên quyết để phát triển

Việt Nam khẳng định hoà bình là điều kiện tiên quyết để phát triển

Ngày 20/11, tại New York, Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Thúc đẩy hòa bình bền vững thông qua phát triển chung” dưới sự chủ trì của Trung Quốc, nước Chủ tịch HĐBA tháng 11/2023.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhân dân; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam.
Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ 12 xã biên giới ở Quảng Nam

Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ 12 xã biên giới ở Quảng Nam

Ngày 24/7, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại ở 12 xã biên giới của 2 huyện Nam Giang và Tây Giang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công”

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Với bạn bè quốc tế, Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.

Đọc nhiều

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày 25 và 26/7/2024, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức Lễ viếng và ghi Sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

Không chỉ người dân Việt Nam, nhiều công dân nước ngoài cũng đã đến nói lời tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu cơ quan chức năng làm việc với các chủ tàu cá về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trường hợp chủ tàu không đồng ý thì tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản nhằm ngăn chặn khai thác IUU.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động