Việt Nam đứng đầu thế giới về sức khỏe cộng đồng và kinh tế trong chống dịch Covid-19
Cư dân Nga ra ngoại ô trồng rau, nuôi gà trốn dịch Covid-19 |
Dịch COVID-19 chững lại, châu Âu tìm hướng hồi sinh ngành du lịch |
Trang Politico.com đã lập ra danh sách 30 quốc gia đi đầu về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng, bằng cách xem xét một loạt các chỉ số, bao gồm số ca nhiễm, số ca tử vong, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, cũng như cách các số liệu này được định hình bằng các can thiệp cụ thể của chính phủ.
Từ đó, các nước được phân thành 3 nhóm: chịu hạn chế nhẹ, vừa và nghiêm trọng trong thương mại và đời sống xã hội vì dịch Covid-19.
Trong các quốc gia này, Việt Nam thuộc vào danh sách các nước áp dụng hạn chế nhẹ nhàng. Đồng thời, Việt Nam đã xếp vị trí dẫn đầu trong hệ quy chiếu và là quốc gia vừa có tình hình sức khỏe cộng đồng cùng tình hình kinh tế tốt nhất trong công tác chống dịch. Việt Nam là quốc gia đông dân nhất chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào do Covid-19.
Sơ đồ hiệu suất chống dịch của 30 quốc gia, trong đó, Việt Nam xếp hạng cao nhất. Trục tung - kinh tế, trục hoành - sức khỏe cộng đồng. Nhóm: Xanh - hạn chế nhẹ, vàng - hạn chế vừa, đỏ - hạn chế nghiêm trọng. |
Politico nhận định: "Việt Nam là nước đông dân nhưng không có ca tử vong nào, với khoảng 300 ca nhiễm được ghi nhận trong tổng số 95 triệu dân. Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng 2,7% trong năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước ứng phó thành công nhất với Covid-19 trên toàn cầu".
Nằm trong nhóm chịu hạn chế vừa, Đức được cho đã có những chính sách đa dạng nhưng kết quả chưa thực sự tốt. Nền kinh tế của nước này đang có dấu hiệu đi xuống cùng tốc độ với các nước láng giềng, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 được giữ ở mức thấp hơn đáng kể nhờ khả năng xét nghiệm diện rộng và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt.
New Zealand và Thụy Điển có những cách tiếp cận trái ngược nhau để chống dịch. Hai bên có kết quả sức khỏe cộng đồng rất khác nhau, nhưng suy thoái kinh tế của hai quốc gia này gần như giống hệt nhau.
Một số nước có cùng mức GDP nhưng tỷ lệ thất nghiệp rất khác nhau (Mỹ, Anh và Nhật Bản), chỉ số cho thấy liệu chính phủ có đảm bảo đủ lương cho nhân viên hay không.
Ấn Độ đã tránh cho hệ thống y tế mong manh của mình bị quá tải bằng việc áp dụng lệnh phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới, nhưng ngược lại, biện pháp này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của họ, khiến GDP có thể suy thoái 45% trong quý II này.
Trong khi đó, nền kinh tế Đài Loan (Trung Quốc), đã làm gần như mọi thứ đúng đắn xét về cách ứng phó với khủng hoảng y tế, nhưng cũng không thể thoát khỏi cái "dớp" suy thoái 70% do lĩnh vực xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề.
Có tỷ lệ tử vong thấp, nhưng Singapore lại bị xếp vào nhóm chịu hạn chế nghiêm trọng do điều kiện sống tồi tàn của lực lượng lao động nhập cư đã bị Chính phủ bỏ quên, trở thành nguyên nhân gây ra làn sóng Covid-19 thứ 2 tại nước này. Quốc gia Đông Nam Á này hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, làm lu mờ hiệu quả kiểm soát sức khỏe đạt được ở người dân bản địa thời gian đầu.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 340.000 người đã tử vong vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm lên tới hơn 5,2 triệu người trên toàn thế giới. Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với 98.683 ca tử vong và hơn 1,66 triệu ca nhiễm.
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (24/5): Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tái xuất Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (24/5): Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tái xuất; Nga bắt giữ kẻ bắt 6 con ... |
Người cao tuổi tại Nhật Bản có nguy cơ mất việc do COVID-19 Trước thực trạng đại dịch do COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại Nhật, người cao tuổi nước này (được xác định từ 65 tuổi trở lên) ... |
Cách ly triệt để là yếu tố then chốt giúp Việt Nam chống COVID-19 hiệu quả Đó là phát biểu của Giáo sư Futoshi Hasebe, thuộc Trung tâm y học nhiệt đới thuộc Đại học Nagasaki trên Đài truyền hình NHK (Nhật Bản). ... |