Việt Nam có thêm nữ sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Bạc Liêu: Người có uy tín trong đồng bào Khmer chung tay giữ gìn bình yên phum sóc Hàng trăm vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tại Bạc Liêu đã và đang đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Phật tử và bà con nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. |
Nguyễn Duy Anh - người gìn giữ văn hoá và tiếng Việt tại Nhật Bản Trong các công tác cộng đồng tại Fukuoka, Nhật Bản, Nguyễn Duy Anh luôn dành thời gian tập trung giúp đỡ, tư vấn cho các bạn du học sinh và thực tập sinh lao động người Việt và việc dạy tiếng, văn hóa Việt cho những trẻ em thế hệ thứ hai ở Nhật Bản. |
Sáng 17/8, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức buổi trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Vũ Thị Kim Oanh làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và tổng kết nhiệm kỳ của Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương kết thúc nhiệm kỳ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.
Tham dự buổi lễ có: Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Vũ Thị Kim Oanh làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc |
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh đi làm nhiệm vụ Sĩ quan Quan sát viên quân sự tại UNMISS, thay thế Trung tá Trần Văn Giang. Đây là nữ sĩ quan thứ 5 của Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hình thức cá nhân.
Về kết quả công tác của Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết năm 2019, Việt Nam đã cử 11 sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ tại các phái bộ Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) và Nam Sudan (UNMISS), nhiệm kỳ 2019-2020, trong đó Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương là nữ sỹ quan đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ trên cương vị là Quan sát viên quân sự.
Do tình hình dịch COVID-19 và yêu cầu nhiệm vụ, nhiệm kỳ của Trung tá Phương kéo dài hơn 5 tháng so với kế hoạch.
Trong nhiệm kỳ công tác, Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương được Liên hợp quốc đánh giá là sĩ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các tiêu chí, được Liên hợp quốc tặng thưởng Huy chương vì Sự nghiệp Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và được Chỉ huy Phái bộ tặng Bằng khen, Giấy khen vì những đóng góp xuất sắc.
Đến nay, Việt Nam đã cử 39 nữ quân nhân làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chiếm tỷ lệ gần 16%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ nữ trung bình tại các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các quốc gia khác. Trung tá Oanh dự kiến lên đường vào đầu tháng 9/2021.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết, tính đến tháng 8/2021, Việt Nam đã cử 245 lượt cán bộ, nhân viên của quân đội đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại các Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Trụ sở Liên Hợp Quốc theo hình thức cá nhân và hình thức đơn vị.
Tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn được giữ gìn Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn có những quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cụ thể như: Chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc trong tôn giáo; Bảo vệ các nhóm dân tộc ít người; Xây dựng triển khai các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số đặc biệt là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. |
Có chính sách cho người hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ Bạn đọc hỏi: Trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 có quy định về việc các Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam trong quá trình làm nhiệm vụ sẽ có những chế độ chính sách rất cụ thể, được luật ghi nhận. Vậy chế độ, chính sách này được hiểu như thế nào? |
Nữ họa sĩ trẻ Việt kiều lan tỏa vấn đề da cam ở Việt Nam đến công chúng Pháp qua 10 bức tranh đồ họa Cô gái trẻ Võ Trâm Anh, sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng khi tìm hiểu về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam qua báo chí đã quyết định phản ánh toàn cảnh về chất độc da cam qua 10 bức tranh đồ họa. |