Nguyễn Duy Anh - người gìn giữ văn hoá và tiếng Việt tại Nhật Bản
Nhật Bản mở ứng dụng tư vấn cho thực tập sinh bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt Các cơ quan chức năng Nhật Bản vừa đưa vào sử dụng một ứng dụng có tên "Sách hướng dẫn thực tập sinh kỹ năng" trên điện thoại cho phép các thực tập sinh (TTS) nước ngoài dễ dàng liên lạc với dịch vụ tư vấn của Tổ chức Thực tập sinh kỹ thuật (OTIT) của Nhật Bản. |
ALOV tặng 1.000 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Sáng ngày 6/7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã trao tặng 1.000 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN). |
Khu vực Kyushu với 7 tỉnh nằm ở phía Tây Nam, Nhật Bản có trung tâm là tỉnh Fukuoka nổi tiếng về các ngành công nghiệp ô tô, hóa chất, bán dẫn và gia công kim loại, ngày càng thu hút đông đảo người Việt Nam tới học tập, làm việc. Số lượng người Việt tại khu vực Kyushu là hơn 33.000 người và tại tỉnh Fukuoka hiện có 19.329 người. Với sự đồng hành và giúp đỡ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka vào tháng 9/2019, Hội người Việt Nam tại Fukuoka đã được thành lập.
Hội người Việt Nam tại Fukuoka ra đời đã đáp ứng được mong muốn từ nhiều năm nay của các thế hệ người Việt Nam tại đây. Là một "ngôi nhà chung" gắn kết mọi tầng lớp người Việt Nam sinh sống, học tập tại khu vực Kyushu, cũng như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, có điều kiện phát triển, hội nhập trong xã hội nước sở tại, cùng nhau hướng về quê hương, cội nguồn. Tại hội nghị thành lập, ông Nguyễn Duy Anh – Giám đốc điều hành Học viện Nhật ngữ GAG đã được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội.
Ông Nguyễn Duy Anh (thứ hai bên phải hàng dưới) chụp ảnh với Ban Chấp hành Hội người Việt Nam tại Fukuoka và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka - ông Vũ Bình. |
Ông Nguyễn Duy Anh đã có thời gian học tập, sinh sống và làm việc tại Nhật hơn 16 năm. Ngoài công việc chính là đào tạo tiếng Nhật, trong các công tác cộng đồng tại Fukuoka, Nhật Bản ông Nguyễn Duy Anh luôn dành thời gian tập trung giúp đỡ, tư vấn cho các bạn du học sinh và thực tập sinh lao động người Việt và việc dạy tiếng Việt, văn hóa Việt cho những trẻ em thế hệ thứ hai của người Việt được sinh ra và lớn lên tại tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.
Ông chia sẻ: “Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Fukuoka nói riêng và tại Nhật Bản nói chung ngày càng tăng lên, số lượng trẻ em người Việt thế hệ thứ 2 được sinh tại Nhật Bản cũng ngày càng tăng. Thực tế, có tình trạng, nhiều em bé gốc Việt không thể nói, viết tiếng Việt đồng thời không hiểu được văn hóa và phong tục tập quán Việt Nam. Chính vì vậy, tôi thấy việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho các trẻ em người Việt là một vấn đề cần được quan tâm và cần phải được triển khai càng sớm càng tốt".
Ông Nguyễn Duy Anh – CEO Học viện Nhật ngữ GAG và Học viện Ngôn ngữ & Văn hóa Đại Việt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Fukuoka. |
Với đam mê và khát khao đem đến cơ hội học tập tiếng Việt cho những kiều bào tại Nhật Bản, cùng với sự đồng hành của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Fukuoka và những người bạn Nhật Bản yêu Việt Nam, ông Nguyễn Duy Anh đã thành lập Học viện Ngôn ngữ & văn hóa Đại Việt. Học viện đã tổ chức các lớp dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam vào thứ bảy hàng tuần tại thành phố Fukuoka.
Các giáo viên tình nguyện là những bạn sinh viên đại học, cao học của các Trường Đại học Kyushu, Đại học Kyushu Sangyo…. Giáo trình giảng dạy học viên đã vinh dự được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam, Bộ ngoại giao và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka trao tặng hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”.
Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được chia theo khung năng lực tiếng Việt 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục, tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt.
Lễ khai giảng Lớp học tiếng Việt của Học viện ngôn ngữ và văn hóa Đại Việt – Thành phố Fukuoka, Nhật Bản. |
Ngoài các tiết học về tiếng Việt để cung cấp khả năng nghe, nói, đọc, viết cho các học sinh thì nhà trường cũng tổ chức những hoạt động ngoại khóa như dạy các bài hát thiếu nhi tiếng Việt, tìm hiểu về các phong tục tập quán của Việt Nam, dạy nấu các món ăn Việt Nam… Thông qua các hoạt động này cũng giúp các em hiểu và yêu thêm văn hóa của Việt Nam.
Tổ chức đón Tết Trung Thu tại Học viện ngôn ngữ và văn hóa Đại Việt cho các cháu thiếu nhi. |
Các chuyên gia tổ chức dạy nấu món ăn Việt Nam cho học sinh tại Học viện ngôn ngữ và văn hóa Đại Việt. |
Học sinh Học viên Ngôn ngữ & Văn hóa Đại Việt tham gia biểu biễn văn nghệ tại chương trình Tết Việt Nam tại Fukuoka. |
Ông Nguyễn Duy Anh cho biết thêm, hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp nên việc tổ chức lớp học cho các em học sinh cũng bị ảnh hưởng, có những thời điểm các lớp học không tổ chức trực tiếp được như theo kế hoạch. Ông hy vọng trong tương lai, các lớp học tiếng Việt sẽ sớm được tiếp tục và mô hình lớp học tiếng Việt sẽ được tổ chức rộng rãi trên toàn Nhật Bản.
Bà Naomi Kitahara - Người thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam Trong những năm qua, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã cùng UNFPA triển khai nhiều dự án hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam. |
Dạy tiếng Việt cho kiều bào - Gìn giữ, phát huy bản sắc của dân tộc Đối với trên 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là hồn cốt của người Việt, niềm tự hào dân tộc, góp phần tạo nên những giá trị trường tồn, nuôi dưỡng tinh thần, khí phách dân tộc. |