Video: Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm xong công nghệ bội siêu thanh cho tên lửa
Tình báo Mỹ "mật phục" đánh cắp bí mật tên lửa chống hạm siêu thanh của Nga |
Clip: Uy lực kinh hồn của tên lửa siêu thanh Zircon Nga vừa phóng thử |
Nguồn: Reuters
Ấn Độ khẳng định nước này đã tham gia “câu lạc bộ” công nghệ bội siêu thanh với việc phóng thử thành công thiết bị thử nghiệm công nghệ tên lửa bội siêu thanh (HSTDV) do nước này tự phát triển từ đảo Wheeler ở ngoài khơi bang Odisha.
Là sản phẩm của Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), đây được xem là vụ thử thành công thứ hai của Ấn Độ.
Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành thử công nghệ siêu thanh vào tháng 6/2019, song có thông tin cho rằng nó chỉ thành công một phần do có vấn đề với tên lửa đẩy Agni-I.
HSTDV sử dụng động cơ scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), được phóng lên bằng tên lửa đẩy Agni. Nó cho phép di chuyển với tốc độ rất cao nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn về thiết kế và chế tạo.
Cuộc thử nghiệm bắt đầu 11:03 ngày 7/9 (giờ địa phương), kéo dài khoảng 5 phút. Đoạn video của thử nghiệm mới cho thấy HSTDV đã được đưa lên độ cao khoảng 30km và sau đó tách khỏi tên lửa đẩy.
Theo The Print, HSTDV tiếp tục hành trình như mong muốn và đạt vận tốc gấp 6 lần vận tốc âm thanh (Mach 6) trong hơn 20 giây.
Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm thành công công nghệ bội siêu thanh cho tên lửa. Ảnh: DRDO |
Ngoài ứng dụng cho phát triển tên lửa, công nghệ này còn có thể được dùng để phóng vệ tinh với chi phí thấp.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đăng lời chúc mừng DRDO trên Twitter về cuộc thử nghiệm và ca ngợi nỗ lực của Ấn Độ trong việc tự phát triển động cơ scramjet. Bộ trưởng cũng cho biết dự án hiện đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Theo truyền thông Ấn Độ, HSTDV sẽ mở đường cho tên lửa bội siêu thanh trong 5 năm nữa. Các quốc gia khác đã thử nghiệm công nghệ cần thiết cho tên lửa hành trình siêu thanh là Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Hiện có đang có cuộc chạy đua trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh, khi các quốc gia quân sự hàng đầu tìm kiếm cách xuyên thủng hệ thống phòng không ngày càng tinh vi của đối phương. Bay với tốc độ khủng khiếp, nói chung, vũ khí siêu thanh là một thách thức, rất khó bị phát hiện, theo dõi và đánh chặn.
Bên cạnh HSTDV, Ấn Độ cũng đang tiếp tục hợp tác với Nga về tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos-2 chạy bằng máy bay phản lực, với một thỏa thuận sơ bộ được ký kết vào năm 2012 và có sự tham gia của cả DRDO và NPO Mashinostroyenia của Nga. Không rõ hai chương trình có liên quan như thế nào, nhưng Brahmos-2 có thể sử dụng công nghệ từ tên lửa hành trình siêu thanh NPO Mashinostroyenia 3M22 Zircon, mà Nga có kế hoạch trang bị cho một loạt tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân.
Khi bắt tay vào lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh mới, Ấn Độ chắc chắn cũng đang nhắm đến đối thủ trong khu vực là Trung Quốc, nước đang đạt được tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực này. Với những căng thẳng trong mối quan hệ hai bên, vụ thử nghiệm công nghệ bội siêu thanh của Ấn Độ đã đến cực kỳ đúng lúc.
Tiêm kích Su-30SM Nga như "hổ thêm cánh" với tên lửa diệt hạm siêu thanh Khi được trang bị tên lửa không đối đất hạng nặng tầm xa, Su-30SM sẽ có thể bổ trợ cho máy bay ném bom Tu-22 ... |
Lục quân Mỹ xác nhận sắp triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Mục tiêu triển khai vũ khí siêu thanh của quân đội Mỹ là vượt qua mọi đối thủ tiềm năng trong bất kỳ cuộc xung ... |
Video: Tiêm kích MiG-31K của Nga mang tên lửa siêu thanh có thể hủy diệt tàu sân bay tại Bắc Cực 2 chiếc tiêm kích MiG-31K của Nga mang theo tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dagger), có khả năng hủy diệt tàu sân bay. |