Vẻ đẹp tựa chốn tiên cảnh của chùa Linh Quy Pháp Ấn
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Tam Chúc giữa chốn non nước bao la Được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay, chùa Tam Chúc đang là điểm đến tâm linh hấp dẫn, đồng thời có sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi cùng vẻ hùng vĩ của non nước bao la. |
Chùa Thiên Mụ: “Linh hồn” của vùng đất Cố đô Huế Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế, tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Ẩn mình ở một nơi không ồn ào nhộn nhịp nhưng chùa Thiên Mụ vẫn thu hút khách thập phương khi đến Huế bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, bởi vẻ đẹp cố kính thâm nghiêm và sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng… |
(Nguồn video: Youtube - DC Film)
Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc trên đỉnh đồi 45, thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng và cách trung tâm Bảo Lộc chừng 20km. Đường vào chùa khá khó khăn và khó đi, vì vậy nếu du khách có ý định đến đây thì nên có kế hoạch chuẩn bị, tìm hiểu về đường đi...
Đến với Linh Quy Pháp Ấn, du khách sẽ được chìm đắm vào một không gian rộng lớn, non nước hữu tình. Ngôi chùa ẩn mình giữa những rừng cây, vườn chè...càng làm cho không khí thanh thoát, nhẹ nhàng.
Lịch sử chùa Linh Quy Pháp Ấn
Cách đây khoảng hơn 11 năm trước tại vùng đất này, chỉ là một vùng đất hoang sơ và ít người sinh sống. Toàn bộ nơi đây chỉ là trà và cà phê bao phủ. Khi đó đã có một vị thầy đến đây thăm hỏi vùng đất này. Cũng chính nơi đây là nơi để lại rất nhiều ấn tượng dành cho thầy.
Cổng vào chùa Linh Quy Pháp Ấn (Ảnh: Pinterest). |
Thầy không ngờ chính chuyến đi tham quan vùng đất sinh đẹp này đã khiến thầy nảy sinh lòng tu lập. Thầy kiên trì và quyết tâm chọn nơi đây là nơi tu tập cho mình, sau 10 năm tu tập tại đây, thầy dần dần hoàn thiện và tu sửa nơi đây, trở thành một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp như ngày nay ta được thấy.
Toàn khuôn viên chùa khoảng 40ha nằm trên ngọn đồi, nhìn từ trên cao có hình dáng giống một con rùa nằm giữa đại ngàn. Chính vì thế mà ngọn đồi 54 được đặt tên lại là Linh Quy, ý nghĩa của chữ Pháp Ấn trong tên chùa là 3 dấu ấn quan trọng của đạo Phật là vô thường, vô ngã và không.
Kiến trúc chùa Linh Quy Pháp Ấn
Chùa Linh Quy Pháp Ấn ở Đà Lạt có lối kiến trúc độc đáo mang đậm chất thiền của phong cách Nhật Bản, bao gồm các không gian chính là chánh điện, giảng đường của am pháp ấn, Quán Chiếu Đường, thư viện Am Pháp Ấn được bố trí vô cùng tinh tế. Trong đó, chánh điện được thiết kế theo phong cách cổ xưa, không sơn son thiếp vàng và không có bất kì nét chạm trổ nào. Thay vào đó chỉ kết hợp cùng một số đồ vật đơn giản như lọ hoa thờ, mõ, chiêng đồng và mành thưa. Ngoài ra, còn có tam giải thoát môn và một số tinh thất nằm rải rác theo các cung đường và sườn núi.
Toàn cảnh chùa Linh Quy Pháp Ấn nhìn từ trên cao (Ảnh: Hòa thượng Thích Nhật Chiếu). |
Tại khu vực khuôn viên gần trung tâm của chùa đặt một bức tượng gương mặt Quan Thế Âm Bồ Tát màu trắng tinh khôi. Trong khuôn viên còn có vườn sỏi trắng với cách bài trí dựa trên triết lý thiên định tạo nên một nét riêng nơi cửa Phật thiêng liêng.
Kiến trúc độc đáo bên trong chùa Linh Quy Pháp Ấn (Ảnh: lamdong.gov.vn). |
Tất cả không gian, kết cấu bên trong chùa đều được làm hoàn toàn từ gỗ và có kết cấu hình giá chiêng vững chãi, cùng với đó là hệ thống cột trụ đều tăm tắp tạo cảm giác mộc mạc nhưng không kém phần cổ kính, uy nghiêm.
Khu cổng trời chùa Linh Quy Pháp Ấn
Cổng trời (còn được gọi là cổng Thần Đạo) là điểm nhấn nổi bật nhất trong tổng thể kiến trúc của chùa Linh Quy Pháp Ấn. Hệ thống cổng trời gồm 3 cổng chính được bố trí tại 3 hướng khác nhau khiến không gian trở nên bao la hơn bao giờ hết. Đồng thời tạo nên sự cân đối và hài hòa giữa cảnh sắc, vật thể và con người. Cổng trời chùa Linh Quy Pháp Ấn ở Đà Lạt là biểu trưng cho ranh giới giữa đất trời mênh mông và trần thế.
Khu cổng trời chùa Linh Quy Pháp Ấn (Ảnh: gotadi.com). |
Tuy nhiên, không giống với cổng trời Torri tại lối vào đền thờ của Nhật Bản, tại cánh cổng trời, du khách chỉ có thể nhìn ngắm quang cảnh mà không thể nào bước qua. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để săn mây cũng như chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng Bảo Lộc trong màn sương.