Va li tích hợp AI giúp người khiếm thị di chuyển an toàn
Giao lưu âm nhạc giữa nghệ sĩ khiếm thị Việt Nam và Hàn Quốc Tối 12/10 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Tổ chức Siloam dành cho người mù (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc “Kết nối yêu thương” do các nghệ sĩ khiếm thị Việt Nam và Hàn Quốc biểu diễn. |
Việt Nam gia nhập hiệp ước bảo vệ lợi ích người khiếm thị Ngày 7/12, tại lễ trao văn kiện gia nhập của Việt Nam, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh việc Việt Nam gia nhập hiệp ước Marrakesh đã ghi một dấu mốc quan trọng trong việc cân bằng hợp lý giữa bảo vệ quyền tác giả và lợi ích của người mù, người khiếm thị và người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in, tác phẩm in ấn thông thường. |
Được thiết kế giống như một va li xách tay, thiết bị mới này được biết đến với tên gọi là “AI Suitcase”. Công nghệ này được tích hợp thiết bị cảm biến cảm ứng ở tay kéo, camera có độ sâu trường ảnh và một thiết bị kiểm soát giọng nói có thể được kết nối với điện thoại thông minh. Nhờ được tích hợp bánh xe đẩy cỡ lớn, động cơ công suất lớn bên trong, người sử dụng có thể điều khiển thiết bị này ở những địa hình bên ngoài.
Người sử dụng chỉ cần nắm vào tay kéo của thiết bị giống như va li xách tay 4 bánh. Thiết bị sẽ đóng vai trò như “người dẫn đường”. Khi có vật cản, thiết bị cảm biến của hệ thống sẽ phát hiện ra sự hiện diện của vật cản phía trước và thông báo để thiết bị này dừng lại.
So với các ứng dụng dẫn đường được tích hợp trong điện thoại thông minh, “AI Suitcase” có những tính năng vượt trội. Va li này đem lại mức độ an toàn lớn hơn cho người dùng đồng thời giúp họ nhận biết nhiều hơn về môi trường xung quanh trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị cảm biến được tích hợp trong công nghệ mới này cũng giúp người dùng di chuyển ổn định mà không gặp phải khó khăn hay gián đoạn nào.
Hệ thống thiết bị cảm biến của va li tích hợp AI giúp người khiếm thị dễ dàng đi lại
|
Ý tưởng phát triển công nghệ mới này đến từ bà Chieko Asakawa - Một kỹ sư khiếm thị người Nhật Bản hiện làm việc với vị trí là kỹ sư danh dự của IBM, đồng thời là Giám đốc của Bảo tàng quốc gia về khoa học và đổi mới tiên tiến của Nhật Bản. Ngoài ra, có 4 công ty tham gia hợp tác phát triển sản phẩm này, bao gồm tập đoàn Omron chuyên về thiết bị điện tử và có trụ sở ở Kyoto.
Asakawa, người bị mất thị lực từ năm 14 tuổi do chấn thương, đã hình dung ra một tương lai khi người khiếm thị có thể “đi dạo quanh các viện bảo tàng một cách thoải mái và hoàn toàn tận hưởng việc đi du lịch một mình”.
Ngoài địa điểm thử nghiệm ở Mỹ, bà Asakawa và nhóm phát triển sản phẩm cũng đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm ở Tokyo. Khi công nghệ này được tung ra thị trường cả ở Nhật Bản và nước ngoài, nhóm phát triển hy vọng người sử dụng sẽ có thể vận hành thiết bị thông qua ứng dụng được cài đặt trong chính điện thoại thông minh của họ.
Hiệp hội Enfance Espoir (Pháp) hỗ trợ trẻ em khiếm thị tại Thừa Thiên Huế Hiệp hội Enfance Espoir (Pháp) vừa có thông báo cam kết tài trợ Dự án “Cải tạo nhà bếp và bếp ăn tập thể cho các em mù đang học tập và lưu trú tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp Trẻ em mù trực thuộc Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế" với tổng mức đầu tư hơn 380 triệu đồng. |
Đại sứ Marc Knapper đọc truyện cho thiếu nhi khiếm thị nhân ngày 1/6 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper vừa thu âm câu chuyện cho Thư viện Sách nói trực tuyến dành cho người khiếm thị tại Việt Nam. |