Ưu tiên nguồn lực chăm lo trẻ em mồ côi do COVID-19
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Theo báo cáo gần đây của ILO, mặc dù phụ nữ Việt Nam chỉ chiếm một phần ba tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, nhưng họ đã đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Tuy nhiên, phụ nữ đã và đang phải đối mặt với nhiều rào cản hơn nam giới. Họ đặc biệt có nguy bị cơ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng di cư hoặc các đặc điểm liên quan đến giới tính. |
Nhiều tỉnh, thành phố cùng vào cuộc giúp đỡ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19 Để hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có trẻ em mồ côi, nhà nước, chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng xã hội đã cùng vào cuộc, chung tay hỗ trợ các em vượt qua khó khăn bằng nhiều nguồn lực, giải pháp khác nhau. |
Theo thống kê sơ bộ từ các Sở LĐ-TB&XH, cả nước có gần 2.500 trẻ em mồ côi do COVID-19 tập trung nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh (1.584 em) và một số tỉnh, thành phố phía Nam như: Bình Dương - 233 em; Đồng Nai - 121 em; Long An - 85 em; Đồng Tháp - 72 em; Tiền Giang - 51 em; An Giang -35 em... Trong số này có 73 em mồ côi cả cha và mẹ, 2.279 em mồ côi cha hoặc mẹ.
Ngoài ra, hàng chục nghìn trẻ em lâm vào hoàn cảnh khó khăn do cha mẹ mất thu nhập hoặc phải theo gia đình di cư từ các thành phố lớn về địa phương nhưng chưa bố trí được công việc, hơn nữa, nhiều trẻ em thiếu thiết bị học tập trực tuyến có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng.
TP Hồ Chí Minh hỏi thăm, tặng quà 2 cháu có mẹ mất do COVID-19. |
"Đảng và Chính phủ đã rất chú trọng, quan tâm tới vấn đề này; có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho trẻ em gặp khó khăn do đại dịch. Với vai trò của mình, Bộ LĐ-TB&XH đã kịp thời tham mưu với Chính phủ dùng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trẻ em bị nhiễm COVID-19 (F0), trẻ em phải đi cách ly tập trung (F1), trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19, trẻ có cha mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19, trẻ em có cha mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19 và có hoàn cảnh khó khăn. Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam huy động nguồn lực để hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch thông qua lời kêu gọi tài trợ: Cùng chung tay hỗ trợ trẻ em trong đại dịch" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chia sẻ.
Để hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó có trẻ em mồ côi, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng xã hội đã cùng vào cuộc, chung tay hỗ trợ các em vượt qua khó khăn bằng nhiều nguồn lực, giải pháp khác nhau.
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng, được hưởng trợ cấp 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi và 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, khi sống tại nơi nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trẻ mồ côi còn được hỗ trợ tiền ăn; chi phí điều trị trong trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế; chi phí đưa về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
Đầu tháng 9/2021, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho trẻ em mồ côi cha mẹ; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 27/4-31/12/2021, kinh phí trích từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Tính đến ngày 18/10/2021, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 28 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,78 tỷ đồng cho 1.556 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19 với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/trẻ em.
Trong thời gian tới, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp tục phối hợp với Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố triển khai hỗ trợ cho trẻ em mồ côi do cha, mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19 với định mức 5 triệu đồng/trẻ em đối với trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, 20 triệu đồng/trẻ em đối với trẻ em mồ côi cả cha và mẹ.
Dự kiến, đến hết ngày 31/12/2021, sẽ có 2.500 trẻ em mồ côi do COVID-19 được nhận sự hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 14 tỷ đồng. Đây là nguồn động viên, khích lệ, giúp các em có điều kiện khắc phục khó khăn trước mắt và là động lực để các em có niềm tin trong cuộc sống.
Ngoài chính sách hỗ trợ trước mắt cho trẻ em mồ côi, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) xây dựng nhanh các hướng dẫn về chăm sóc thay thế phù hợp với nguyên tắc và khuyến nghị của Liên hợp quốc, hỗ trợ địa phương triển khai đánh giá trẻ em mồ côi, xây dựng kế hoạch can thiệp hỗ trợ phù hợp nhất và hiệu quả nhất với các em; đồng thời tập huấn đội ngũ cán bộ hỗ trợ nâng cao năng lực cho trẻ em ở cộng đồng, chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý cho trẻ em.
Công an Cần Thơ nhận bảo trợ học tập cho 11 trẻ mồ côi do COVID-19 đến 18 tuổi Công an TP Cần Thơ vừa triển khai thực hiện mô hình "Tình thương cho em hậu COVID" bằng cách nhận đỡ đầu 11 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ do dịch COVID-19, với hình thức bảo trợ học tập cho các em đến năm 18 tuổi. |
Rà soát và đề xuất giải pháp hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19. |