Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư phổi
Lời bài hát "Để Mị nói cho mà nghe"- Hoàng Thùy Linh Lời bài hát "Hai triệu năm" ca sĩ Đen Vâu và Biên Lời bài hát "Đau Đầu" của Issac |
Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư phổi |
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là một căn bệnh mà khi đó khối u ác tính xuất hiện và phát triển nhanh trong các tế bào ở nhu mô phổi. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và kịp thời thì các tế bào này sẽ xâm lấn sang các bộ phận khác trong cơ thể và phá hủy các tế bào tại cơ quan đó.
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi đó là nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Ngoài nguyên nhân trên thì ung thư phổi còn được gây ra do các nguyên nhân sau:
Làm việc trong môi trường mà phải thường xuyên tiếp xúc với bụi silic, làm việc trong các ngành công nghiệp luyện kim. Nếu những người làm trong môi trường này đồng thời cũng hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với các chất, tia phóng xạ.
Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường có không khí ô nhiễm.
Do biến đổi về gen.
Các triệu chứng
Hô hấp khó khăn, nặng nhọc:
Người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, thở khò khè hoặc đột nhiên khó thở sau khi đi lên cầu thang. Nguyên nhân chủ yếu là do khối u phát triển và đè lên đường hô hấp nên gây khó khăn trong việc hô hấp.
Ho nhiều:
Người bệnh sẽ ho dai dẳng trong vài tuần mà không hết. Triệu chứng này cho thấy bạn đang có vấn đề về đường hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng… Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao.
Giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân:
Ngoài việc giảm cân nhanh chóng người bệnh còn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Nguyên nhân là do khối u phát triển nên làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Đau ngực:
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư phổi. Người bệnh có cảm giác đau sâu khi khiêng một vật nặng hoặc lúc ho hay cười. Cơn đau sẽ kéo dài trong một thời gian và không có dấu hiệu giảm hay hết.
Đau tay và các ngón tay:
Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ ung thư phổi tuy nhiên có rất nhiều người bỏ qua dấu hiệu này.
Đờm có lẫn máu:
Đây là một dấu hiệu cảnh báo xấu và khi thấy nó xuất hiện thì nên đến khám ngay tại cơ sở y tế.
Thường xuyên bị nhiễm trùng:
Nguyên nhân là do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
Tâm trạng thay đổi:
Ung thư phổi sẽ làm cho các tuyến nội tiết trong cơ thể bị rối loại. Khi đó, người bệnh sẽ thường xuyên thay đổi tâm trạng như nóng giận, mệt mỏi hay trầm cảm…
Các biện pháp điều trị
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, đặc biệt là với những trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là bởi khi đó khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều nên đáp ứng điều trị khá tốt. Phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u và bóc hạch.
Sau phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh của người bệnh ung thư phổi là rất cao. Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 50%. Tuy nhiên, tại nước ta, số trường hợp được phát hiện bệnh sớm là rất ít nên phương pháp phẫu thuật thường ít khi được thực hiện và hiệu quả không tốt như kỳ vọng.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong trường hợp khối u to nhưng chưa lây lan đến những cơ quan khác. Xạ trị sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,...) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, làm khối u phát triển chậm hơn. Với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III, không được chỉ định phẫu thuật có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự để thu được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày là: chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,... Một số biến chứng muộn sẽ xuất hiện sau đó là: viêm ra, đau rát, khô da, sưng tấy da, viêm gan, xơ gan,...
Phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng kéo dài thêm thời gian sống chứ không có khả năng trị khỏi bệnh.
Ung thư phổi xạ trị sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, thể trạng của bệnh nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng,...
Hóa trị
Hóa trị chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lây lan rộng. Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 để làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
Do thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Vì vậy, phương pháp điều trị ung thư phổi này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,...
Phương pháp này có tác dụng tốt đối với các loại khối u nhỏ.
Điều trị đích
Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi không thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp trên. Điều trị chủ yếu của phương pháp này là hỗ trợ dinh dưỡng, giảm đau và điều trị triệu chứng.
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ liên quan tới các đột biến gen (được xác định thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhắm trúng đích để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng ít gây ảnh hưởng tới tế bào lành, ít gây tác dụng phụ. Phương pháp này giúp cải thiện thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch như Durvalumab, Pembrolizumab,... Tuy nhiên, giá các loại thuốc này thường rất cao.
Một số phương pháp khác
Châm cứu: sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đớn, căng thẳng, lo lắng,...
Massage, yoga, ngồi thiền: giúp cơ thể người bệnh ung thư phổi được thư giãn, thoải mái, giảm đau ngực, cổ, lưng và vai gáy, giảm lo âu, căng thẳng,... góp phần nâng cao hiệu quả trị liệu.
Sử dụng thảo dược: kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của hóa, xạ trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để tránh tiền mất tật mang.
Sử dụng tinh dầu: mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân, giảm một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, muộn phiền,... Các loại tinh dầu bệnh nhân ung thư phổi có thể dùng là tinh dầu bạc hà, hương thảo, hoa nhài,...
Tin nên đọc:
Lãi suất ngân hàng VietinBank mới nhất Lãi suất ngân hàng VietinBank cao nhất là 7 %/năm, áp dụng cho kì hạn trên 36 tháng đối với sản phẩm tiết kiệm thông ... |
Lãi suất ngân hàng Maritime Bank mới nhất Thông tin mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank). |
Lãi suất ngân hàng BIDV mới nhất BIDV đang triển khai chương trình "Khách hàng mới - Ưu đãi mới" đến hết ngày 30/9 áp dụng cho các khách hàng có tiền ... |
Lãi suất ngân hàng ACB mới nhất Mức lãi suất ngân hàng ACB cao nhất tại hình thức gửi tiết kiệm thường là 8%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ ... |