Trẻ em phải chịu những hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần do COVID-19
Nhiều trẻ em bị kéo dài triệu chứng khi mắc COVID-19 (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, trong số 80.071 trẻ em bị COVID-19 trong các nghiên cứu, 25% phát triển các triệu chứng kéo dài ít nhất 4 đến 12 tuần hoặc các triệu chứng dai dẳng mới xuất hiện trong vòng 12 tuần.
Trong đó, các vấn đề thường gặp nhất là về tâm thần với các triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, thay đổi nhận thức, chóng mặt, các vấn đề về thăng bằng; về tim mạch với các triệu chứng khó thở, đau và tức ngực, ho, nhịp tim không đều; liên quan đến da với các triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, ngứa ngáy, rụng tóc; và về tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
Nghiên cứu tổng hợp sơ bộ vừa được công bố trên medRxiv ngày 13/3. Những dữ liệu này đều căn cứ các kết quả nghiên cứu trước đó cũng như chưa được đánh giá đúng mức hoặc có nghiên cứu riêng. Do vậy, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa đưa ra lời đáp mang tính kết luận cho vấn đề này.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Sonia Villapol, Viện Nghiên cứu Houston, Texas, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "trẻ em và thanh thiếu niên cũng phải chịu những hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần do COVID-19". Việc nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng chính về tình trạng COVID-19 kéo dài ở trẻ em có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị tốt hơn, cũng như hỗ trợ quản lý lâm sàng tối ưu và phát hiện những yếu tố nguy cơ để phòng ngừa.
Trước đó, Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ 3 triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Theo Tiến sĩ Janet Diaz, triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài 2 tháng. Nếu tình trạng này biến mất sau một tuần hoặc một tháng, người bệnh không được coi là mắc COVID-19 kéo dài.
Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái Ngày 15/3, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức Hội thảo “Hành trình đến với thành phố an toàn” với mong muốn tạo nên không gian trao đổi cởi mở để các bên liên quan cùng đóng góp ý kiến, đề xuất để xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái. |
(Infographic) Phòng chống lây nhiễm khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà Trẻ mắc COVID-19 không tự ý rời khỏi phòng cách ly, không sử dụng chung vật dụng với người khác, không ăn uống cùng với người khác, không tiếp xúc gần với người khác... |