Từ start-up triệu đô, WeFit bất ngờ tuyên bố phá sản
Hàng trăm đại gia Mỹ có thể phá sản nếu giá dầu xuống mức âm |
Thomas Cook phá sản, nước Anh vào cuộc giải cứu 600 ngàn người |
Hôm qua (11/5), WeFit, start-up được coi là "Uber trong lĩnh vực phòng tập", đã tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm của mình, bao gồm: WeFit, WeFit Point, WeFit Pago hay WeJoy.
Onaclover, chủ sở hữu của ứng dụng này đã gửi email thông báo cho khách hàng và đối tác các phòng tập về việc này. Trong thư xin lỗi gửi đối tác phòng tập, Onaclover nêu rõ: "Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng từ đầu năm 2020 mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, chúng tôi lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được do tình hình dịch bệnh Covid-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn".
Onaclover xác nhận không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật.
Đối với các gói sản phẩm mà khách hàng đã đăng ký trước đó, phía WeFit khẳng định đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Từ start-up triệu đô, WeFit bất ngờ tuyên bố phá sản. |
Nhận định về mô hình của WeFit, các chuyên gia đánh giá, sẽ thật khó để một hệ thống "Buffet cao cấp" lại mở cửa không giới hạn có thể sinh lời. CEO Nguyễn Hải Đăng từng chia sẻ nhiều người dùng chung 1 tài khoản, có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng - đỉnh điểm là 202 lần/tháng. Con số chắc chắn sẽ gây sốc cho bất kỳ ai.
"Trong một tình huống đo lường là 1 khách hàng có thể tập đến 200 lượt 1 tháng, đó là yếu tố rủi ro của quản trị về mặt công nghệ cũng như là quản trị về mặt kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, thường các hãng công nghệ phải có giải pháp về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề đấy, không cho khách hàng sử dụng nhiều lượt như vậy. Nó sẽ khoá hay cảnh báo về mặt kinh doanh", ông Phan Anh - chuyên gia Thương mại Điện tử & Kinh tế tại ĐH Thương Mại bình luận.
WeWow là ứng dụng di động được xây dựng và phát triển bởi Công ty cổ phần công nghệ Onaclover. Theo đó, WeWow (WeFit và WeJoy) cho phép người dùng có thể đặt lịch đi tập, đi làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở trên 800 phòng tập và 500 spa tại Hà Nội và TP.HCM.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể trải nghiệm các bộ môn từ gym, yoga, võ thuật đến khiêu vũ, aerobics và sử dụng các dịch vụ từ chăm sóc da mặt, thân thể đến chăm sóc tóc, chăm sóc nails.
Hồi cuối năm 2019, WeFit từng bị nhiều phòng tập, spa tố nợ tiền và tuyên bố ngừng hợp tác. Đến tháng 3 năm nay, WeFit khiến nhiều khách hàng bức xúc sau khi thông báo thay đổi chính sách sử dụng, sau đó đã phải gửi thư xin lỗi khách hàng.
WeFit được Nguyễn Khôi thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành fitness Việt Nam. Tuy nhiên, vào ngày 2/2, sau những lùm xùm về hoạt động kinh doanh và vấn đề tài chính, Phó tổng giám đốc Nguyễn Hải Đăng đã thay Nguyễn Khôi giữ chức Tổng giám đốc.
EVN 'phá sản' kế hoạch thu nghìn tỷ khi chào bán cổ phần TV3 và TV4 Thông báo mới nhất của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ghi nhận cả 2 đợt đấu giá cổ phần của EVN tại TV3 ... |
Doanh nghiệp bất động sản tư nhân: Nhiều rủi ro dẫn đến có thể phá sản Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tư nhân ngày càng lớn mạnh nhưng đang phải đương đầu ... |
Việc phá sản ALCII không ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank TĐO - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có thông cáo cho biết, trong những ngày gần đây, ... |