TS Võ Trí Thành: Khống chế thành công Covid-19 mới chặn được suy thoái kinh tế
Hơn 30 triệu lao động bị mất việc, giảm lương vì COVID-19 |
Lập Ban chỉ đạo quốc gia Chống suy thoái kinh tế là đặc biệt cần thiết |
TS Võ Trí Thành: Khống chế dịch là cốt lõi chặn suy thoái kinh tế |
Trao đổi với PV Thời Đại về các chính sách cũng như biện pháp cấp bách để chẵn đà suy giảm kinh tế trong nước, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã chia sẻ nhiều vấn đề rất đáng lưu tâm.
- Theo dự báo tình hình kinh tế trong nước từ nay đến cuối năm sẽ khá khó khăn, ông đánh giá thế nào về những nhận định này?
Kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động khi tốc độ tăng trưởng GDP quý II tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm tăng 1,81% (báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua của Việt Nam, nhưng so với khu vực và thế giới thì lại là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương.
Theo đánh giá của Chính phủ tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 4-5%. Tuy nhiên, theo đánh giá của cá nhân tôi con số tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay sẽ ở dưới mức 3%. Con số này hợp lý với tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện tại.
- Vì sao ông lại đưa ra dự đoán tăng trưởng ở mức thấp như vậy?
Chỉ số tăng trưởng đưa ra kể trên có thể thấp, nhưng nếu nhìn về tổng thể tình hình kinh tế toàn cầu thì đây là con số khả quan. Hiện tại dịch bệnh vẫn diễn biến rất khó lường, cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp cần tính đến những tình huống xấu hơn. Diễn biến dịch bệnh này có thể sẽ gây khó khăn sang cả năm 2021
Như tôi đã nói ở trên, chỉ số tăng trưởng 3% đạt được với điều kiện kiểm soát dịch bệnh như hiện nay. Hiện tại, tình hình dịch bệnh tồi tệ ở nhiều nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật Bản... đang kéo tụt chỉ số phát triển kinh tế của những quốc gia này xuống mức âm.
Cần tiếp tục khống chế dịch COVID-19 thật hiệu quả mới hy vọng chặn được suy thoái kinh tế |
- Theo ông ngành nghề nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
Khó khăn của doanh nghiệp đã bắt đầu dần lộ rõ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dịch vụ. Ngành này phục vụ trực tiếp nhu cầu của con người việc thực hiện hạn chế đi lại, giãn cách xã hội hay cách ly địa giới ở nhiều quốc gia đang khiến ngành này gặp vô vàn khó khăn.
Theo thống kê mới nhất số lượng lao động bị ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh phần lớn là ở ngành dịch vụ. Rất nhiều lao động ở ngành này bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Ngoài ra, các ngành xuất khẩu hiện cũng đang chịu nhiều áp lực. Các lĩnh vực xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất như dệt may, da giày...Lý do vì các đơn hàng hiện không có, các quốc gia nhập khẩu các mặt hàng này hiện vẫn đang quay cuồng trong bệnh dịch.
Hơn 30 triệu lao động bị mất việc, giảm lương vì COVID-19 Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế). Khu vực Dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực Công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%. |
- Theo ông, đâu là biện pháp cần thiết nhất hiện nay để chặn đà suy thoái kinh tế?
Theo tôi việc đầu tiên để ngăn chặn sự sụt giảm kinh tế hiện nay là cần phải tiếp tục khống chế dịch COVID-19 thật tốt, nếu để dịch bệnh có nguy cơ bùng phát sẽ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân và kinh tế trong nước. Không may phải thực hiện giãn cách xã hội trở lại sẽ gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế. Trạng thái "bình thường mới" hiện nay phần nào đã giúp kinh tế bớt khó khăn đi khá nhiều.
Ngoài ra, trước sự ảnh hưởng của COVID-19 tình hình thế giới đã biến đổi nhanh chóng, những dự báo hay tầm nhìn dài hạn của các đơn vị hàng đầu như IMF, World Bank cũng đã biến đổi liên tục.
Phần lớn những dự báo này đều theo chiều hướng xấu đi. Do đó, Chính phủ cũng cần bổ sung thêm những gói cứu trợ kinh tế mới. Ngoài ra, cũng cần "đo đếm" chính xác khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, sự cần thiết của những chính sách để đưa ra những gói cứu trợ "sát" hơn nữa.
Nói thêm về biện pháp cấp bách để chặn đà suy thoái kinh tế, tôi đồng quan điểm với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia kinh tế khác rằng chúng ta vẫn còn dư địa để phát triển qua đó giúp chặn đứng suy thoái kinh tế.
Theo cá nhân tôi, dư địa quan trọng nhất cần phát huy lúc này là các chính sách. Những chính sách tốt, thiết thực cần được triển khai cấp bách để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đây sẽ là gói giải pháp tổng thể nhưng cần được đặt vào bối cảnh chung của thế giới từ đó áp dụng các chính sách trong nước thật linh hoạt để có hiệu quả tốt nhất.
Hơn 30 triệu lao động bị mất việc, giảm lương vì COVID-19 Tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm ... |
Lập Ban chỉ đạo quốc gia Chống suy thoái kinh tế là đặc biệt cần thiết Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng thì tình hình dịch bệnh đang khiến kinh tế thế giới suy thoái, vì ... |
Chống suy thoái kinh tế như chống "giặc" Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ ... |