Trung Quốc phủ nhận khả năng vỡ đập thủy điện Tam Hiệp
Hình ảnh toàn cảnh đập đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở Trung Quốc (bên trái) và thành phố Trùng Khánh (bên trái) nơi ở của 30 triệu dân trong cơn lũ lụt. Ảnh: Twitter. |
Trước đó, một chuyên gia thủy văn đưa ra cảnh báo trên truyền thông quốc tế về việc đập thủy điện Tam Hiệp có thể vỡ bất cứ lúc nào trước tình hình mưa lũ hiện tại.
Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin này cũng như khẳng định con đập vẫn vẹn nguyên và có có khả năng dự phòng để giữ dòng nước hiện tại trong đợt mưa lớn ở phía Tây Nam Trung Quốc.
Kể từ khi Trung Quốc bước vào mùa lũ từ tháng 6, các khu vực phía Nam và phía Đông đất nước này đã phải hứng chịu những đợt mưa lớn và bao phủ rộng.
Lũ lụt đã ảnh hưởng hơn 2 triệu người và gây thiệt hại đến hàng tỷ nhân dân tệ.
Mực nước tại hồ dự trữ Tam Hiệp dâng cao lên 147 mét hồi cuối tuần trước, cao hơn 2 mét so với ngưỡng cảnh báo lũ. Trong khi đó lượng nước chảy vào hồ lên tới 26,500 mét khối mỗi giây so với 20,500 mét khối mỗi giây một ngày trước đó.
Mực nước cảnh báo đã làm dấy lên nhiều tin đồn về việc công trình thủy điện lớn nhất thế giới này bị ảnh hưởng kết cấu khiến hàng triệu người dân phải du cư.
Ông Guo Xun, nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, đã bác bỏ những tin đồn và suy đoán thiếu cơ sở và khẳng định con đập có khả năng chứa dòng chảy lớn hơn nhiều so với hiện tại.
Con đập được thiết kế để đáp ứng mực nước "nghìn năm có một lần" ở mức 175 mét hoặc lượng nước chảy vào khoảng 70.000 mét khối mỗi giây.
Hiện tại, mực nước ở ngưỡng 47 mét và 26.500 mét khối mỗi giây hoàn toàn an toàn nằm trong khả năng đáp ứng của con đập, ông Guo nói với Global Times.
Đập Tam Hiệp. Ảnh: Xinhua. |
Ông cũng chỉ ra rằng lượng nước dâng cao hơn 2 mét là do cần phải xả lũ để cân bằng dòng chảy ra vào vào nhằm ngăn chặn nước dâng cao hơn, một nguyên lý cơ bản trong mùa mưa.
Những suy đoán về thảm họa vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào đã được lan truyền rộng rãi trên mạng trong nước và ngoài Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2019, một hình ảnh vệ tinh của Google Maps cho thấy hình ảnh không đúng về con đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại rằng công trình sắp bị vỡ.
Ông Guo cho biết công trình được trang bị các hệ thống “kiểm tra sức khỏe” đa kênh, có khả năng phát cảnh báo nếu phát hiện bất thường như sự biến dạng trước khi nó xảy ra.
Trong khi mưa lớn tiếp tục trút xuống ở hơn 24 tỉnh thành Trung Quốc, một số nơi lượng mưa đạt kỷ lục 80 năm, vấn đề an toàn lại được đặt ra với đập Tam Hiệp, công trình thủy điện cao 185 mét trên sông Trường Giang, đoạn qua tỉnh Hồ Bắc. Theo trang 7News của Australia, mạng sống của 400 triệu người dân có thể bị đe dọa nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố. Đầu tuần này, thành phố Trùng Khánh ở phía Tây Nam, đã ban hành báo động đỏ về lũ lụt lần đầu tiên kể từ năm 1940, cảnh báo về "trận lụt siêu lịch sử". Ít nhất 40.000 người đã được sơ tán. |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (10/6): Mỹ lộ vũ khí siêu thanh tuyệt mật Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (10/6): Quan chức Mỹ để lộ vũ khí siêu thanh bí mật; Số ca nhiễm COVID-19 tại thủ ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (9/6): Cảnh sát Mỹ bị tố "gài bẫy" người biểu tình Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (9/6): Cảnh sát Mỹ bị tố "gài bẫy" để bắt giữ người biểu tình; New Zealand tuyên bố ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (8/6): Giới tài phiệt thu lợi hàng nghìn tỷ USD từ COVID-19? Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (8/6): Giới tài phiệt thu lợi hàng nghìn tỷ USD từ COVID-19; Hy Lạp kéo dài lệnh ... |