Trung Quốc ngang ngược tập trận cường độ cao ở Biển Đông
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển đảo Lôi Châu |
Mỹ lên án Trung Quốc lập "đế chế hàng hải" ở Biển Đông |
Hình ảnh các oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận phi pháp ở Biển Đông ẢNH CHỤP CLIP TWITTER NHÂN DÂN NHẬT BÁO |
Trang Breaking The News đưa tin các máy bay của Trung Quốc diễn tập cất và hạ cánh ban ngày và ban đêm, cũng như diễn tập tấn công các mục tiêu trên biển và tấn công tầm xa, trong khuôn khổ cuộc tập trận phi pháp.
Các máy bay ném bom H-6G và H-6J của Trung Quốc đã tiến hành huấn lyện "cường độ cao và hoàn thành các bài huấn luyện ngày đêm về cất, hạ cánh, tấn công tầm xa và tấn công các mục tiêu trên biển", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường trả lời tại buổi họp báo.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cho hay các cuộc tập trận nằm trong “chương trình huấn luyện phi công thường niên”. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm cũng như khu vực cụ thể của hoạt động tập trận trên.
Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động huấn luyện và tập trận trên Biển Đông. Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam Trung Quốc ngày 23/7 cho biết đã triển khai huấn luyện tác chiến chống ngầm hồi đầu tháng 7. PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, đăng ảnh cho thấy máy bay săn ngầm trên cơ sở vận tải cơ Shaanxi Y-9 có thể tham gia cuộc diễn tập này.
Oanh tạc cơ H-6 ném bom trong cuộc diễn tập phi pháp trên Biển Đông ẢNH CHỤP CLIP TWITTER NHÂN DÂN NHẬT BÁO |
Thời gian này, dư luận nhìn chung đều cho rằng Trung Quốc đã có nhiều hành động "bắt nạt" các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng bất ổn, làm mất an ninh trong khu vực, thậm chí có thể khiến căng thẳng leo thang.
Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ấn Độ, Úc, Nhật Bản... đều lên tiếng phản đối trước những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cả Mỹ và Úc đều chỉ trích các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời bác bỏ yêu sách chủ quyền vô căn cứ của nước này đối với phần lớn vùng biển.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, câu chuyện pháp lý tại Biển Đông “nóng” hơn bao giờ hết, sau khi Mỹ chính thức gửi Công thư lên Liên hợp quốc (LHQ), phản đối các yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc.
Và sau Mỹ, Úc là là quốc gia thứ hai ngoài khu vực Biển Đông gia nhập "cuộc chiến công hàm" về điểm nóng này ở Liên Hiệp Quốc. Trước đó, công hàm do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12-2019 đã kéo theo một loạt công hàm và công thư thể hiện lập trường từ Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Indonesia đến Mỹ.
Tiêm kích J-15 của Trung Quốc chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: Chinamil. |
Tại cuộc họp báo ngày 16.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Tôi xin nhắc lại một lần nữa là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Indonesia tập trận lớn ở Biển Đông sau khi từ chối đàm phán với Trung Quốc Trước tình hình căng thẳng biển Đông, quân đội Indonesia đã tiến hành tập trận lớn ở biển Java và Biển Đông ngay sau khi ... |
Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông Tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông, bắt đầu tập trận từ ngày 17-7. Đây là lần tập trận thứ 2 ... |
Mỹ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ rạng sáng hôm 14/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nêu rõ lập trường của Washington trong việc ... |