Mỹ lên án Trung Quốc lập "đế chế hàng hải" ở Biển Đông
Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì |
Mỹ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper REUTERS |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 21/7 đã có bài phát biểu tại một sự kiện do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức. Trong bài phát biểu này, Bộ trưởng đã lên tiếng phản đối các hành động gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông, đồng thời, ông hy vọng sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để cải thiện các kênh “truyền thông khủng hoảng” và giải quyết những lĩnh vực khác cùng quan tâm.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington “muốn ngăn chặn hành vi cưỡng chế” và rằng Bắc Kinh đã “tăng cường hành vi xấu của họ trong 6 tháng qua”, xây dựng các căn cứ trên đảo san hô trong khu vực nhưng vẫn ngụy biện rằng hành động của mình mang ý định hòa bình.
“Cụ thể, Bộ trưởng Esper cho rằng Trung Quốc có những hành vi xấu, cưỡng ép và bất hợp pháp. Điều đó đã thúc đẩy Mỹ tăng cường hợp tác với các nước. Trước nay, phần lớn các cuộc tập trận chung của Mỹ là song phương thì nay dần được tiến hành đa phương”, TS Nagao phân tích và nói thêm: “Tuy bài phát biểu của ông Esper có nhiều nội dung từng được giới chức Mỹ đề cập trước đây, nhưng có một thông điệp rất đáng quan tâm về khái niệm “đế chế hàng hải” mà Bắc Kinh đang muốn xây dựng”.
Ông Esper nhấn mạnh, Trung Quốc "không có quyền biến vùng biển quốc tế thành một khu vực miễn trừ của đế chế hàng hải của riêng mình”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết thêm, Mỹ “không cố tình gây ra xung đột” và “cam kết xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và có kết quả mang định hướng với Trung Quốc”.Tuy nhiên, Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt các hành vi hung hăng, cưỡng ép nước khác.
Bộ trưởng Esper cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục sự hiện diện tại Biển Đông nhằm ngăn cản các hành vi “ép buộc” nước nhỏ từ Trung Quốc, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tăng cường năng lực các nước đồng minh và đối tác của Mỹ xung quanh Biển Đông, hướng tới việc giúp các nước này có đủ sức tự bảo vệ được vùng biển và lãnh thổ trước tham vọng của Bắc Kinh.
“Khi mô tả về Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sử dụng rất nhiều từ mạnh mẽ như: bắt nạt, đế chế hàng hải, cưỡng ép, hành vi xấu, bất hợp pháp…
Giữa năm ngoái, trong bài phát biểu ở Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Patrick M.Shanahan đã sử dụng những từ ngữ “mềm dẻo” hơn để mô tả về Trung Quốc.
Có thể nhận thấy động thái này diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố lập trường mới của Washington, trong đó bác bỏ yêu sách hàng hải của Trung Quốc và gọi chúng là phi pháp. Trước đó, Mỹ đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông, khiến Trung Quốc chỉ trích rằng Mỹ đang cố tình làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các nước bắt đầu 'nói không' với Trung Quốc Lãnh đạo quần đảo Natuna, Indonesia đã kêu gọi các nước Phương Tây đầu tư vào khu vực có tầm chiến lược quan trọng nhưng ... |
Trung Quốc trong 'tầm ngắm' của các nước Chưa bao giờ nhất cử nhất động của Trung Quốc lại được các nước trong khu vực cũng như thế giới chú ý như hiện ... |
Yêu cầu Công ty Thâm Việt (Trung Quốc) phá bỏ mô hình giống "đường lưỡi bò" trong khuôn viên nhà điều hành Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, cho biết quá trình kiểm tra công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu công nghiệp An ... |