Trung Quốc lại tập trận phóng tên lửa ở Biển Đông
Mỹ, Nhật, Úc tập trận chung tại Biển Đông |
Trung Quốc chế tạo tên lửa mới đưa người lên Mặt Trăng |
Quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông LỰC LƯỢNG TUẦN DUYÊN ĐÀI LOAN |
Vào sáng 15.10, một máy bay ATR2-600 của hãng hàng không UNI Air (Đài Loan) bị buộc phải quay đầu khi đang chở hàng tiếp tế từ sân bay quốc tế Cao Hùng đến quần đảo Đông Sa ở Biển Đông. Quần đảo này, do Đài Loan kiểm soát, nằm cách Hồng Kông khoảng 310 km về phía đông nam và nằm trong vùng thông tin bay (FIR) Hồng Kông, theo hãng tin CNA.
Lý do quay đầu do một nguồn tin quân sự gần gũi với Quân Giải phóng nhân dân (PLA) ở Bắc Kinh vừa tiết lộ là do cuộc tập trận phóng tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông.
CNA dẫn thông báo từ Cục hàng không dân dụng Đài Loan (CAA) cho hay khi còn cách FIR Hồng Kông từ 80-96 km, chiếc ATR2-600 bị nhân viên không lưu Hồng Kông từ chối cho vào FIR, lập luận máy bay ATR2-600 đang bay hướng về khu vực có những “hoạt động nguy hiểm” đang diễn ra.
Khi được hỏi về vụ việc trên, trưởng Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) Nghiêm Đức Phát nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng giới chức Trung Quốc sẽ tôn trọng các quy định do các tổ chức hàng không quốc tế ban hành… kiềm chế phá hủy trật tự hàng không quốc tế”. Hiện Bắc Kinh chưa có thông tin phản ứng về việc này.
Việc Trung Quốc liên tục tiến hành tập trận ở Biển Đông trong thời gian gần đây báo động về toan tính ngày càng rõ hơn của Bắc Kinh trong việc dùng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý ở vùng biển này.
Nếu tính trong toàn khu vực, theo thông tin mà tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa ra, mới tính từ cuối tháng 7 đến nay, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành hơn 30 cuộc tập trận ở 4 vùng biển lớn, gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Như vậy trung bình cứ cách 2 ngày, PLA lại tiến hành tập trận trên biển.
Từ đầu tháng 10-2020, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện đang bị nước này chiếm đóng. Đây là cuộc tập trận thứ ba trong năm của Trung Quốc tại khu vực này. Hoạt động quân sự này diễn ra sau khi Washington lên tiếng tố cáo Bắc Kinh có những hành động quân sự hóa mạo hiểm và khiêu khích tại những khu vực có tranh chấp. Trước đó, Trung Quốc từng tiến hành 2 đợt tập trận gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 18-6 và 1-7-2020.
Ảnh vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS. |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: "Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng nói.
Biên phòng Điện Biên đẩy mạnh hợp tác với biên phòng Giang Thành, Trung Quốc Mới đây tại mốc giới số 12, biên giới Việt Nam - Trung quốc, Đồn Biên phòng Sen Thượng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện ... |
Chưa đầy 2 tháng, Trung Quốc tổ chức hơn 30 cuộc tập trận trên biển Quân đội Trung Quốc (PLA) mới đây đã liên tục công bố tin tức về các cuộc tập trận cùng lúc. Tính từ cuối tháng ... |
Bộ Quốc phòng Anh được yêu cầu cử tàu sân bay tới Biển Đông đối phó với Trung Quốc Báo Daily Express của Anh ngày 13/9 đưa tin Bộ Quốc phòng Anh đã được yêu cầu cử tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đối ... |