Bộ Quốc phòng Anh được yêu cầu cử tàu sân bay tới Biển Đông đối phó với Trung Quốc
Anh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông |
Hải quân Philippines quyết không rời căn cứ cho nhà thầu Trung Quốc làm sân bay |
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trở về Portsmouth sau 10 tuần huấn luyện. Ảnh: SARAH STANDING |
Theo đó, tàu sân bay trị giá 3,1 tỷ bảng Anh của hải quân Hoàng gia Anh trong tuần này đã thực hiện các bài huấn luyện trên biển trước khi quay trở lại căn cứ để tiếp nhiên liệu rồi khởi hành cho các cuộc tập trận quốc tế lớn đánh dấu bằng việc lần đầu tiên tiêm kích tàng hình F-35 Lightning của cả Mỹ và Anh xuất kích. Theo dự kiến, Anh sẽ ra mắt đội hình tàu sân bay tấn công vào thời điểm cuối năm nay trước khi con tàu triển khai nhiệm vụ đầu tiên vào năm 2021.
Phát biểu tại Hạ viện hồi đầu tháng 9, nghị sĩ Andrew Bowie nói Bộ Quốc phòng Anh phải “mở to mắt trước những điều hiển nhiên”, cần “hành động ngay” và triển khai tàu sân bay đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo ông Andrew Bowie, “với sự bác bỏ mới hồi tháng 7 của cả Mỹ và Úc đối với các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, đã đến lúc Anh thực sự hành động và đối mặt với sự xâm phạm phi lý và phi pháp này với sự quyết đoán mới”.
Ông Andrew Bowie cảnh báo “quy mô và tốc độ phát triển của Hải quân Trung Quốc là một lời cảnh báo rõ ràng về quyết tâm trở thành siêu cường hàng hải của nước này”.
Ông nói hải quân Trung Quốc đã "phình ra" đáng kể kể từ năm 2014 và nay có tới 335 tàu.
“Chỉ trong tuần trước, Giải phóng quân Nhân dân (quân đội Trung Quốc-PV) đã phóng một loạt tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở khoảng cách đáng kể ra biển Đông”.
Theo tờ báo Anh, Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán lịch sử đối với 80% vùng biển Đông, sử dụng cái gọi là “đường chín đoạn” mơ hồ hình chữ U bao lấy các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng chồng lấn lên các EEZ của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh trong tuần qua đã thực hiện các hoạt động huấn luyện trên biển trước khi quay trở lại căn cứ tại thành phố Portsmouth để tiếp nhiên liệu nhằm chuẩn bị cho các cuộc tập trận quốc tế lớn.
Theo kế hoạch, vào đầu năm 2021, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ ra khơi trong chuyến đi lớn đầu tiên của mình với vai trò là trung tâm của một hạm đội tàu sân bay.
Việc triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã được Thủ tướng Anh Boris Johnson thúc đẩy trong thời gian làm ngoại trưởng từ năm 2017, khi ông khẳng định hai “tàu sân bay mới của Anh sẽ được cử đi tham gia các "cuộc tập trận tự do hàng hải' ở khu vực”.
Năm 2019, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã nói thêm về điều này và cảnh báo Anh cần sẵn sàng “sử dụng quyền lực cứng”.
Theo Daily Express, trong tuần rồi, Thủ tướng Anh Boris Johnson có bóng gió việc triển khai HMS Queen Elizabeth nhưng Bộ Quốc phòng Anh nói các chi tiết triển khai vẫn đang được hoàn thiện.
Trung Quốc huy động tên lửa và máy bay chiến đấu tới biên giới Ấn Độ Truyền thông quốc tế những ngày qua đưa tin Trung Quốc đã triển khai các loại tên lửa đối không và tấn công mặt đất, ... |
Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn thạo tin trong chính phủ tiết lộ ngày 30-8 Hải quân nước này đã bí ... |
Philippines: Chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt” Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông ... |