Trung Quốc chế tạo tên lửa mới đưa người lên Mặt Trăng
Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 400 km |
Video: Israel tấn công dải Gaza, trả đũa vụ tấn công tên lửa |
Phương tiện phóng mới được giới thiệu tại Hội thảo Vũ trụ Trung Quốc 2020 tại tỉnh Phúc Châu phía đông Trung Quốc hôm 18/9.
Theo đó, tên lửa được thiết kế để phóng tàu vũ trụ 27,6 tấn vào quỹ đạo Mặt Trăng. Khối lượng cất cánh vào khoảng 2.200 tấn, gần gấp 3 lần tên lửa lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là Trường Chinh 5.
Mô hình phương tiện phóng mới ở khu triển lãm. Ảnh: CASC |
Tên lửa chưa được đặt tên sẽ bao gồm 3 lõi có đường kính 5 m, tương tự hai tên lửa Mỹ là Delta IV Heavy của United Launch Alliance và Falcon Heavy của SpaceX.
Tên lửa mới dài 87 m với lõi trung tâm cao 3 tầng được thiết kế ở Viện Hàn lâm Công nghệ Phương tiện phóng (CALT) ở Bắc Kinh.
Trung Quốc chưa thông báo ngày bay thử nghiệm hoặc kế hoạch hạ cánh trên mặt trăng bằng phương tiện này.
Được biết, trước đó, hồi tháng 5/2020, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái thế hệ trong chuyến bay thử nghiệm của tên lửa Trường Chinh 5B mới. Con tàu được thiết kế cho các nhiệm vụ Mặt Trăng và không gian sâu. Trung Quốc vẫn chưa thông qua chương trình đưa phi hành gia lên Mặt Trăng.
Kế hoạch trước đó bao gồm phát triển tên lửa Trường Chinh 9 có kích thước tương đương tên lửa Saturn V hoặc Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) của NASA. Tên lửa đường kính 10 m này cần trang bị động cơ có lực đẩy mạnh và dự kiến bay thử nghiệm vào khoảng năm 2030.
Vì vậy, thay thế tên lửa Trường Chinh 9 bằng phương tiện phóng mới có thể giúp Trung Quốc thực hiện chương trình bay tới Mặt Trăng nhanh hơn.
NATO bị 'tố' diễn tập tấn công tên lửa nhằm vào Nga |
Hoa Kỳ tuyên bố phát triển nguyên mẫu tên lửa tầm trung sau khi rút khỏi Hiệp ước INF |