Trung Quốc bị tố đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ
"Đây không chỉ là mối quan ngại đối với quân đội Philippines, mà còn của các cơ quan khác, bao gồm cả lực lượng tuần duyên. Chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề", tướng Madrigal nói với các phóng viên bên lề lễ khai mạc cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Philippines.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), có trụ sở ở Mỹ, hồi tháng hai cho hay gần 100 tàu Trung Quốc, gồm các tàu hải quân, hải cảnh và hàng chục tàu cá, vào giữa tháng 12 đã áp sát đảo Thị Tứ. Sự hiện diện của tàu Trung Quốc diễn ra cùng thời điểm Philippines tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép trên đảo.
Đảo Thị Tứ có diện tích lớn thứ nhì trong số hàng trăm đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền đối với Thị Tứ và Philippines đang kiểm soát đảo này.
Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở hai quần đảo, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp, Việt Nam đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình hay mở rộng tranh chấp.
"Các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không có hành vi chiếm đóng những cấu trúc chưa có người ở tại Biển Đông, hành xử có trách nhiệm và có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14/3 nêu quan điểm khi được hỏi về phản ứng đối với thông tin "Trung Quốc gần đây bao vây đảo Thị Tứ và Mỹ đưa nhiều máy bay B52 đến diễn tập ở Biển Đông".
Bà Hằng khẳng định đây là những việc mà các nước liên quan cần làm trong khi cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế và để tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Xem thêm
Đường bay thẳng Manila - Hà Nội chính thức đi vào hoạt động Đường bay thẳng Manila - Hà Nội và ngược lại là tuyến mới nhất của hãng hàng không Philippines (PAL) với 4 chuyến mỗi tuần, ... |
Trung Quốc, Philippines nâng cấp quan hệ lên tầm hợp tác chiến lược toàn diện Trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ ... |
Binh sĩ Nhật Bản thiệt mạng khi tham gia tập trận chung với Mỹ - Philippines "Đây là lần đầu tiên một binh lính của GSDF (Nhật Bản) thiệt mạng khi tham gia diễn tập ở nước ngoài", phát ngôn viên ... |