Triều Tiên bắn tên lửa, Nhật-Hàn mua siêu vũ khí của Mỹ
Hỏa lực vũ khí Triều Tiên làm rung chuyển vùng trời Video: Trung Quốc khoe sức mạnh oanh tạc cơ H-6J Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Đại sứ Trung Quốc nổi giận: "Dạy mãi không sửa" |
Tàu USS Winston S. Churchill bắn tên lửa SM-2 trên Đại Tây Dương vào tháng 4/2018. Ảnh: AFP/Jared HALLAHAN |
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã phê duyệt 94 quả tên lửa SM-2 được sử dụng bởi đội tàu mặt nước chống lại các mối đe dọa từ trên không, cùng với 12 hệ thống dẫn đường với tổng chi phí là 313,9 triệu USD.
Đồng thời, Mỹ cũng bật đèn xanh cho đơn hàng 160 quả tên lửa AMRAAM phòng không và các thiết bị dẫn đường có liên quan cho Nhật Bản với giá 317 triệu USD.
AFP trích một tuyên bố của Bộ Ngoại giao cho biết hai đơn hàng này "sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ" bằng cách hỗ trợ các đồng minh chủ chốt và "sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực".
Triều Tiên tuần trước đã thử nghiệm những gì quân đội Hàn Quốc cho rằng là hai tên lửa tầm ngắn trong lần phóng thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần.
Các quan chức giấu tên Mỹ ngày 16/5 tiết lộ với tờ Los Angeles Times rằng mẫu tên lửa tầm ngắn mà Triều Tiên vừa phóng thử trong hai ngày 4/5 và 9/5 có các đặc điểm tương tự với tên lửa đạn đạo Iskander của Nga như có 4 cánh lái ở đuôi để điều chỉnh hướng bay và sử dụng nhiên liệu rắn.
Theo các quan chức này, tên lửa mới của Triều Tiên có quỹ đạo bay thấp và được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh Glonass nên sẽ có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với hệ thống tên lửa đánh chặn Mỹ triển khai ở Hàn Quốc.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc khẳng định trong hai vụ phóng mới nhất, tên lửa Triều Tiên không bao giờ vượt quá độ cao khoảng 50 km. Tầm bay này của tên lửa Triều Tiên quá cao so với khả năng đánh chặn của tổ hợp Patriot, nhưng lại quá thấp để bị hệ thống phát hiện và đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bắn hạ.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử hôm 9/5. Ảnh: KCNA |
Phiên bản mới nhất của tổ hợp tên lửa phòng không Patriot Mỹ bố trí ở Hàn Quốc có thể phát hủy tên lửa Triều Tiên giữa hành trình bay, nhưng nếu Bình Nhưỡng phóng nhiều tên lửa cùng lúc, chúng có thể áp đảo lại lá chắn Mỹ.
Ngoài ra, tên lửa này cũng rất khó bị phá hủy từ hệ thống phòng thủ mặt đất do được phóng từ một bệ phóng di động mang hai tên lửa và có khả năng cơ động cao. "Đây là một loại tên lửa được thiết kế để qua mặt các biện pháp phòng thủ của Mỹ", một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nhận định.
Các cuộc thử nghiệm diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ dậm chân tại chỗ.
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 2 đã kết thúc bế tắc, với việc Mỹ từ chối yêu cầu nới lỏng lệnh trừng phạt cho đến khi Bình Nhưỡng thực hiện các bước quan trọng để chấm dứt chương trình hạt nhân./.
Xem thêm
Tận thấy "sát thủ diệt hạm" phóng từ Su-30 huỷ diệt mục tiêu cách 300km Tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa BrahMos-A đánh trúng mục tiêu mô phỏng tàu chiến ở vịnh Bengal, ... |
Lý do Mỹ rút khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí với hơn 100 nước tham gia Trên Twitter, ông Donald Trump tuyên bố quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Buôn bán vũ khí quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNATT) ... |
Mỹ "bình thản" khi Triều Tiên bất ngờ thử vũ khí mới TĐO - Hiện Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ thử vũ khí ... |