Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới?
Cà phê là đặc sản của tỉnh nào? Sóc Bom Bo ở tỉnh nào? Bưởi Năm Roi là đặc sản của tỉnh nào? |
Dân tộc có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới
Hỏi:
Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới?
A. Dân tộc Thái
B. Dân tộc Bố Y
C. Dân tộc Giáy
D. Dân tộc Nùng
Đáp án:
B. Dân tộc Bố Y
Bố Y (tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia) là một trong những dân tộc có dân số ít nhất Việt Nam. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, cộng đồng này có 2.273 người, sống tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang.
Cộng đồng dân tộc Bố Y có nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là phong tục cưới - chú rể không bao giờ đi đón cô dâu. Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi (nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2014), trong lễ cưới của người Bố Y, cô dâu sẽ được em gái của chú rể đem một con ngựa hồng đẹp mã đến đón về nhà chồng. Cô dâu chỉ được gặp chú rể khi bước vào nhà chồng, cả hai làm lễ tạ ông bà tổ tiên, thần linh, ma tốt...
Theo quan niệm của người Bố Y, khi cô dâu đến cổng nhà chồng, bố mẹ, anh, chị, em ruột của chú rể phải tránh mặt không được nhìn cô dâu để tránh vận xui cho người con mới. Cô dâu đứng trước bàn lễ vật, thầy cúng đọc bài cúng và để cỏ ngô ra sau vạt áo của cô dâu rồi cho ngựa ăn luôn. Nghi thức này vừa hàm nghĩa cảm ơn con ngựa đã phục vụ cô dâu, vừa để diệt ma theo gấu áo cô dâu về nhà chồng.
Trước lễ cưới, người Bố Y cũng thực hiện các nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi. Khi đôi trẻ có tình ý, gia đình nhà trai sẽ nhờ bà mối đến nói chuyện với nhà gái. Nếu thuận tình, nhà gái gửi tặng nhà trai chục trứng gà nhuộm đỏ rồi cho mượn lá số của cô gái để thầy cúng so tuổi, chọn ngày tổ chức đám hỏi, đám cưới.
Dân tộc Bố Y (Ảnh: Thanh tra). |
Con vật linh thiêng nhất với người Bố Y
Hỏi:
Con vật nào là linh thiêng nhất với người Bố Y?
A. Con trâu
B. Con ngựa
C. Con gà
D. Con bò
Đáp án:
A. Con trâu
Người Bố Y bao đời nay có truyền thống làm lúa nước và con trâu là "người bạn" không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của cộng đồng. Họ coi trâu là con vật linh thiêng, không bao giờ giết, ăn thịt, thậm chí còn tổ chức lễ cúng để tạ ơn loài vật này - Tết Sử Giề Pà.
Theo truyền thuyết của người Bố Y, con trâu là sứ giả được Ngọc Hoàng giao xuống trần gian giúp đỡ con người làm nông nghiệp. Vào ngày 8/4 - được cho là ngày trâu xuất hiện ở bản làng Bố Y - người dân sẽ làm lễ tạ ơn trâu. Trong nghi lễ này, người dân sẽ làm một chiếc đầu trâu nặn bằng xôi bảy màu, có đôi sừng dài tượng trưng cho con trâu trưởng thành khỏe mạnh. Mâm lễ có thêm trứng nhuộm phẩm đỏ, gà luộc nguyên con, rượu, chè, hương, tiền...
Lễ tạ ơn trâu (Ảnh: VOV). |
Hỏi:
Người Bố Y ở trong ngôi nhà như thế nào?
A. Nhà rông
B. Nhà trệt
C. Nhà sàn
D. Nhà tầng
Đáp án:
C. Nhà sàn
Nhà ở của người Bố Y là nhà trệt, nền đất, ba gian, mái lợp ngói ống hoặc gianh, bên trong có gác lửng chứa lương thực và chỗ ngủ của người con trai chưa có vợ. Theo Tìm về cội nguồn văn hóa núi, người Bố Y theo hình thức gia đình nhỏ, phụ quyền. Con gái không được ngủ ở gian giữa mà chỉ được nằm ở gian bên. Giữa nhà là nơi để bàn thờ tổ tiên, bên cạnh là chỗ ngủ của gia trưởng.
Bàn thờ của người Bố Y có 3 bát hương, giữa là bát thờ trời, một bên thờ Táo công, một bên thờ tổ tiên. Gần bàn thờ, người dân đặt lư hương thờ thổ địa. Mỗi xóm Bố Y có một miếu thờ thổ thần tín ngưỡng chung của xóm.
Di sản văn hóa phi vật thể của người Bố Y được Nhà nước công nhận là Thơ ca dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian trong canh tác sản xuất nông nghiệp. |
Hỏi:
Trang sức của phụ nữ Bố Y thường có hình 2 con bướm dính liền vào nhau. Nó có ý nghĩa gì?
A. Gắn với sự tích truyện tình đôi uyen ương hóa bướm
B. Cầu mong sẽ có người bạn đời gắn bó trăm năm
C. Biểu tượng về tình yêu đôi lứa
D. Không có nghĩa gì
Đáp án:
A. Gắn với sự tích truyện tình đôi uyen ương hóa bướm
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, người Bố Y có nguồn gốc từ các tỉnh Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc), di cư sang Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 19.
Đời sống văn hóa của cộng đồng này, do đó có một số nét ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Ví dụ câu chuyện tình yêu hóa bướm nổi tiếng của Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, trở thành đề tài để chế tác trang sức cho phụ nữ Bố Y. Những vòng bạc, cúc áo hình đôi bướm dính liền nhau là mô phỏng lại chuyện tình này.
Trang phục của người Bố Y (Ảnh: Youtube). |
Món ăn không thể thiếu trong mâm lễ của người Bố Y
Hỏi:
Món ăn nào không thể thiếu trong mâm lễ của người Bố Y?
A. Xôi 5 ngũ sắc
B. Xôi nếp nương
C. Xôi nếp cẩm
D. Xôi 7 màu
Đáp án:
D. Xôi 7 màu
Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi, người Bố Y có đời sống văn hóa tâm linh phong phú với nhiều lễ hội (lễ cơm mới, lễ lên nhà mới...) và lễ tết (nguyên đán, rằm tháng giêng, hàn thực, đoan ngọ, rằm tháng 7...). Đây là dịp cả cộng đồng cùng nhau vui vẻ, tổ chức các nghi lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu lộc, cầu tài.
Mâm lễ cúng trong các dịp này không thể thiếu xôi bảy màu, được làm từ những hạt gạo nếp nương nhuộm màu - sản phẩm chính trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây.
Xôi 7 màu (Ảnh: Du lịch). |
Xem thêm
Tỉnh nào được gọi là “vựa dầu mỏ“ lớn nhất Việt Nam? Với bờ biển dài hàng trăm km, tỉnh này có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam, phát triển mạnh ngành khai thác dầu ... |
Tỉnh nào trồng nhiều vú sữa nhất Việt Nam? Vú sữa được người Việt Nam sử dụng từ hàng trăm năm trước. Loại trái cây này hiện có rất nhiều giống như vú sữa ... |
Tỉnh nào trồng nhiều cọ nhất cả nước? Tỉnh này sở hữu hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trồng nhiều cọ nhất cả nước và có nhiều ... |
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm ở tỉnh nào? Đây là một tỉnh miền núi phía Bắc, có những con đèo cao hiểm trở, dòng sông lớn nhất nhì cả nước chảy qua. Nơi đây ... |
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải thuộc tỉnh nào? Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (1956-1964) phía bờ Bắc của tỉnh này với những khẩu hiệu thể hiện khát vọng thống nhất Tổ quốc. ... |
Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh nào? Những danh lam thắng cảnh như: Cố đô Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bãi Đính… đều thuộc tỉnh này. |