Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi”
Tọa đàm do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu chủ trì với sự tham dự của hơn 50 đại biểu là Đại sứ Việt Nam tại các nước châu Phi, Bỉ, Italy cùng đại diện các Bộ/ngành, Viện nghiên cứu, Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn sang khu vực.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi, thể hiện qua mức độ tin cậy chính trị cao và sự gắn kết ngày càng chặt chẽ về kinh tế.
Trong đó, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi được đánh giá là hình mẫu hợp tác Nam - Nam, đóng góp tích cực vào bảo đảm an ninh lương thực của châu lục. Châu Phi cũng là đối tác nông sản lớn của Việt Nam, đặc biệt đứng thứ 3 về thương mại gạo.
Thị trường châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu đa dạng các loại thực phẩm phục vụ số dân đang tăng nhanh và có thu nhập ngày càng cải thiện, đồng thời bù đắp những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất do dịch COVID-19.
Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi" (Ảnh: Anh Sơn). |
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác nông nghiệp nói chung, thương mại gạo nói riêng với châu Phi nhờ thành tựu ấn tượng trong phát triển nông nghiệp, chất lượng của nông sản Việt Nam, sự năng động của mạng lưới các doanh nghiệp, vai trò kết nối, hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan nhà nước cũng như uy tín quốc tế nhờ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành công tại châu Phi...
Trên thực tế, thời gian qua, nhiều nước châu Phi đều coi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp và thương mại gạo là trọng tâm trong hợp tác với Việt Nam.
Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này.
Gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Tuy nhiên, việc tăng cường hợp tác với châu Phi cũng đối diện với những khó khăn, thách thức. Về chủ quan, các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thực tế thị trường, giá gạo cao hơn so với các nước khác…
Từ thực trạng trên, đại diện của các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp như hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu gạo, xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư xuất khẩu gạo tại chỗ, phát huy mạnh mẽ vai trò của các Bộ, ngành trong tháo gỡ khó khăn về thu mua, lưu thông, vận chuyển…
Các đại biểu cũng đề xuất nghiên cứu và tận dụng các cơ hội hợp tác ba/bốn bên với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các đối tác phát triển lớn như Liên minh châu Âu (EU), FAO, WFP, IFC… ; mở rộng mạng lưới hợp tác và thiết lập đại lý với các ngân hàng thương mại uy tín tại khu vực; củng cố thị phần tại các thị trường quan trọng như Ghana, Bờ Biển Ngà, Mozambique…
Hợp tác kinh tế Việt Nam – Campuchia ngày càng hiệu quả, thực chất 55 năm qua kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả thiết thực. |
Hợp tác hữu nghị giữa Thừa Thiên Huế và Savannakhet (Lào) sẽ đi vào thực chất và hiệu quả Chiều ngày 2/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Savannakhet – Lào do Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng Santiphap Phomvihane làm Trưởng đoàn. |
Nhiều sáng kiến hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua Tại Hội nghị sơ kết hoạt động thi đua sáu tháng đầu năm 2022 diễn ra ngày 3/8 tại Hà Nội, nhiều kết quả, giải pháp, sáng kiến đã được các tổ chức thành viên của Khối thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp (Khối thi đua) chia sẻ, đề xuất nhằm phát huy thế mạnh, khả năng, tính ưu việt của từng tổ chức, từ đó triển khai thành công các phong trào thi đua, góp phần tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, hiện thực hóa khát vọng của dân tộc Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc. |
Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển giữa ASEAN và các đối tác Chiều 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan, cùng các nước ASEAN họp với Mỹ, Ấn Độ, Australia, Canada, New Zealand, Liên minh châu Âu (EU) và LB Nga. |