Nhiều sáng kiến hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua
Bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam:
3 giải pháp/sáng kiến nâng cao hiệu quả hợp tác phi chính phủ nước ngoài ứng phó với đại dịch Covid-19
Bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Ảnh: Hải An). |
Thứ nhất, PACCOM đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gửi thư, thường xuyên gọi điện thăm hỏi gần 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để vừa kịp thời động viên, vừa qua đó phổ biến, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong tình hình đại dịch là “toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng” với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Kết quả là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đều yên tâm, ổn định, tiếp tục gắn bó với Việt Nam và bày tỏ sự tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ, tuân thủ các chủ trương, biên pháp phòng chống đại dịch và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội sau Covid-19 của Việt Nam.
Thứ hai, tích cực vận động, kêu gọi và kết nối các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủng hộ Việt Nam phòng chống và khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19.
Ngay sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ra lời kêu gọi vào ngày 27/5/2021, với sự chỉ đạo của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, PACCOM đã nhanh chóng gửi thư của lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam kêu gọi sự chung tay của cộng đồng phi chính phủ nước ngoài, các nhà tài trợ ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh và an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Trong hai năm đại dịch 2020-2021 và sáu tháng đầu năm 2022 đã có khoảng 180 tổ chức phi chính phủ nước ngoài tích cực ủng hộ các khoản viện trợ về tập huấn, tuyên truyền, cung cấp trang thiết bị phòng chống dịch, nhu yếu phẩm, tiền mặt… hỗ trợ các chương trình, dự án khắc phục hậu quả Covid-19 trị giá khoảng 500 tỷ đồng (trong đó 6 tháng đầu năm 2022 là khoảng 100 tỷ đồng).
PACCOM đã điều phối/ kết nối thông tin giữa tổ chức phi chính phủ nước ngoài với các địa phương, hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục để giải ngân, phân phối hàng viện trợ phòng chống dịch nhanh hơn, kịp thời đến tay các đối tượng cần hỗ trợ đồng thời chủ động thông báo, đề nghị các địa phương chỉ định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại các địa phương là đầu mối cho các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài phòng chống dịch Covid-19. Qua đó phát huy vai trò, sức mạnh của từng đơn vị trong hệ thống cùng chung tay thực hiện chủ trương “chống dịch như chống giặc” và nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Thứ ba, tổ chức và phối hợp với một số đơn vị của Bộ Y tế tiêm vắc xin phòng Covid -19 cho 3.500 lượt cán bộ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố (trong đó có một số cán bộ đã được tiêm mũi 3). Công tác hỗ trợ tiêm vắc xin đã được thực hiện an toàn, chu đáo, kịp thời trong giai đoạn đầu của dịch bệnh khi vắc xin còn khan hiếm. Việc làm này được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ghi nhận tích cực và đánh giá cao, góp phần thể hiện chính sách nhân văn, nghĩa tình của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế trong những lúc cam go nhất của đại dịch.
Trên đây là ba sáng kiến/ giải pháp nổi bật PACCOM đã thực hiện trong giai đoạn cam go nhất của đại dịch và hiện vẫn tiếp tục được duy trì trong sáu tháng đầu năm 2022.
Với những biện pháp nêu trên, sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, sự phối hợp của các bộ/ngành/địa phương, mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, giá trị viện trợ của gần 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động thường xuyên tại Việt Nam tiếp tục đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể năm 2020 đã thu hút 220,7 triệu USD; năm 2021 thu hút được 232,9 triệu USD; 6 tháng đầu năm 2022 ước tính duy trì ở mức trên 100 triệu USD.
Ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội: Giám sát những vấn đề nhân dân quan tâm
Cần kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam ở từng cấp. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên và chính quyền trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Thường xuyên kiện toàn các Hội đồng tư vấn, đòng thời mở rộng lực lượng cộng tác viên, tăng cường thành viên Hội đồng tư vấn của Thành phố hỗ trợ quận, huyện, thị xã trong hoạt động giám sát. Lựa chọn những nội dung, những vấn đề nóng được xã hội và nhân dân quan tâm, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân để thực hiện giám sát, phản biện xã hội. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức giám sát, phản biện xã hội; phối hợp với chính quyền thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Ban Công tác Mặt trận khu dân cư. Đẩy mạnh theo dõi, đôn đốc, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của MTTQ. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của nhân dân trong công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền gắn với việc thực hiện Pháp lệnh số 34 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. |
Bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Tuyển Than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản:
Coi trọng những nhân tố mới, nhiều sáng kiến
Bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Tuyển Than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Việt Nam (Ảnh: Tiến Đạt/mattran.org.vn). |
Để phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động” năm 2022 và những năm tiếp theo ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển xã hội, cần tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tham gia chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” giai đoạn 2 đạt kết quả cao.
Coi trọng những nhân tố mới, nhiều sáng kiến, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá, biểu dương các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng các cấp hàng năm. Vận động đoàn viên tích cực chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để phát triển bền vững, hài hòa với môi trường.
Ứng dụng mạng xã hội, nhóm Zalo, Facebook tuyên truyền phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm hay, giải pháp mới, hiệu quả cao để khích lệ người lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lan tỏa những tấm gương điển hình tiên tiến để công nhân viên chức lao động học tập, làm theo.
Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, chăm lo nâng cao đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, động viên, khen thưởng kịp thời để công nhân viên chức lao động có thêm động lực, tiếp tục thi đua sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời tiếp tục đổi mới phong trào thi đua, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả là trọng tâm, vận động đoàn viên tích cực chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để phát triển bền vững, hài hòa với môi trường; ứng dụng mạng xã hội, nhóm zalo, facebook tuyên truyền phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm hay, những giải pháp mới, hiệu quả cao để khích lệ người lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lan tỏa những tấm gương điển hình tiên tiến để CNVCLĐ học tập, làm theo.
Đại biểu Khối thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị (Ảnh: Hải An). |