Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
18:24 | 20/05/2021 GMT+7

Chất độc da cam có màu gì, vì sao Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam?

aa
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Nam Việt Nam, gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người và môi trường Việt Nam. Nhiều hệ sinh thái bị phá hủy bởi CĐDC chưa thể phục hồi, nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần do bị nhiễm CĐDC.
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin

Trong thời gian từ tháng 8/1961 đến tháng 10/1971, quân đội Mỹ đã thử nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000 tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng (Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là những chất chứa tạp chất dioxin.

Chất độc da cam có màu gì?

Chất độc da cam có màu gì? Vì sao Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam?
Chất độc da cam có màu gì?.

Chất độc da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan trong nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ, có tỷ trong riêng ở 25°C là 1,28 kg/lít. Thành phần gồm 50% chất diệt cỏ 2,4 - D và 50% chất diệt cỏ 2,4,5 - T.

Để dễ nhận biết và phân biệt các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với màu sắc khác nhau sơn thành những vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4 – D và 2,4,5 – T được sơn vạch màu da cam, từ đây có tên gọi là chất da cam.

Tương tự như vậy là tên gọi các chất xanh, chất trắng.

Cụm từ "chất độc da cam" được Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đề xuất và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999 khi xây dựng chương trình cấp Quốc gia về nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Cụm từ được dùng để chỉ đích danh nguồn gốc dioxin ở Nam Việt Nam là chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã phun rải trên lãnh thổ Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Chất da cam mà quân đội Mỹ sử dụng ở Nam Việt Nam chứa một lượng tạp chất dioxin rất cao, trung bình là 10 miligram (mg) trong 1 kg chất da cam (được gọi tắt là 10ppm).

Vì sao Mỹ sử dụng loại chất này trong chiến tranh

Việt Nam?

Chất độc da cam có màu gì? Vì sao Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam?
Mỹ dùng chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.

Chất độc da cam là loại chất độc dùng để diệt cây cỏ, phá rừng. Tại Việt Nam, rừng là căn cứ địa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam/dioxin nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.

Từ năm 1961 đến 1971 rừng nội địa và rừng ngập mặn là đối tượng chính bị tác động nặng nề nhất. Trên 80% tổng số phi vụ rải chất độc da cam/dioxin của các chiến dịch được tiến hành trên lãnh thổ có rừng với tổng diện tích bị rải chất độc là 3,06 triệu ha.

Chất độc da cam/dioxin đã để lại hậu quả tức thời và lâu dài đối với các hệ sinh thái rừng. Trên 3,060 triệu ha rừng bị tàn phá ở các mức độ khác nhau, làm mất đi 112 triệu m3 gỗ. Ngoài ra nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như: cây thuốc, song mây, dầu nhựa, thú rừng bị tiêu diệt.

Về lâu dài, hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị xói mòn. Cỏ tranh, tre nứa, cây bụi xâm lấn và thay thế cây rừng. Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn cho rừng tái sinh phục hồi. Đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 hệ sông bị tàn phá đã gây ra nhiều lũ lụt cho vùng hạ lưu.

Hầu hết các tỉnh thành từ Quảng Trị tới Cà Mau bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin với các mức độ khác nhau.

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang bị rải dưới 10% diện tích.

Đắc Lắk, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thuận Hải, Minh Hải, Cửu Long bị rải từ 10% - 20% diện tích.

Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định bị rải từ 20% - 30% diện tích.

Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh bị rải từ 40% - 50% diện tích.

Bình Dương, Bình Phước, TP.HCM, Đồng Nai bị rải trên 50% diện tích.

Rừng bị hủy hoại nhiều nhất thuộc các vùng vĩ tuyến 17 tỉnh Quảng Trị; dọc biên giới Việt - Lào có đường mòn Hồ chí Minh từ Quảng Trị tới Kon Tum (Hương Hóa, A Lưới, Sa Thầy, DakLây,...); vùng Đông Nam bộ (Chiến khu C, chiến khu D, Bời Lời, Tam giác Sắt...); Năm Căn (tỉnh Cà Mau); Cần Giờ (TP.HCM).

Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Vụ kiện của bà Trần Tố Nga đã trải qua hơn 10 năm gian khổ. Tình yêu thương, sự hy sinh và quyết tâm của bà đã làm xúc động, lôi cuốn hàng triệu người trên thế giới đồng tình, ủng hộ để vụ kiện đi tới ngày hôm nay.

Tuy nhiên, đến ngày 10/5/2021 vừa qua, Tòa án Evry bác bỏ vụ kiện da cam của bà Trần Tố Nga. Lý do đưa ra vì tòa không đủ thẩm quyền để phán quyết một vụ kiện liên quan đến các hành động chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Ngay sau đó, bà đã kháng cáo.

Bà Trần Tố Nga cho biết vẫn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh này bằng việc dẫn đầu một cuộc tuần hành giữa Paris (Pháp), đại diện cho các NNCĐDC chống lại các tập đoàn hóa chất toàn cầu vào ngày 15/5/2021.

Sự việc của bà nói lên rằng, Luật pháp không phải lý do để bao biện cho trách nhiệm của các công ty sản xuất chất độc da cam/dioxin.

Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, ủng hộ đưa đơn kiện lên tòa phúc thẩm Hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, ủng hộ đưa đơn kiện lên tòa phúc thẩm
Đây là nội dung quan trọng được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam nhấn mạnh trong tuyên bố mới đây (12/5) về vụ kiện của bà Trần Tố Nga.
Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

“Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ”: gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam

“Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ”: gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam

Ngày 22/6, Giải golf từ thiện “Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ” lần thứ 12 đã diễn ra tại sân golf Hulencourt, tỉnh Brabant Wallonia, Bỉ.
VUFO và tổ chức WLP tiếp tục hợp tác hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

VUFO và tổ chức WLP tiếp tục hợp tác hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Ngày 14/01, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp bà Susan Hammond, Sáng lập viên, Giám đốc điều hành, người đại diện của tổ chức War Legacies Project (WLP - Hoa Kỳ) nhằm trao đổi về việc tiếp tục phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam.
Dick Hughes và hành trình gần 6 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam

Dick Hughes và hành trình gần 6 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam

Gần 6 thập kỷ kể từ lần đầu đặt chân đến Việt Nam, Richard Hughes (thường gọi là Dick Hughes), một diễn viên, giảng viên đại học và nhà hoạt động nhân đạo người Mỹ đã dành trọn tình thương cho trẻ em đường phố và nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động