Sau hơn 50 năm, người Việt Nam vẫn chịu hậu quả của chiến tranh
Hoa Kỳ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam Thông qua chương trình COVAX, Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna. |
Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Đây là nội dung được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức trực tuyến diễn ra vào ngày 14/7 mới đây. |
Tại buổi hội thảo, ông George Moose chia sẻ, khi mới trở thành nhà ngoại giao trong Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông đã dành 3 năm trong quãng đời đầu tiên của mình công tác tại Việt Nam. Năm 1969, ông được cử đến Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam ngay sau khi vụ thảm sát Mỹ Lai được đưa tin trên báo chí quốc tế. Sau đó, ông quay lại làm việc tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.
"Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng rất xa sân bay quân sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng. Nhưng tôi biết, lúc đó có rất nhiều máy bay ở đã phun giải chất độc màu da cam trong giai đoạn này", ông nói.
Năm 1973, ông George Moose quay lại Quãng Ngãi một thời gian ngắn sau khi Ký hiệp định hoà bình Paris với vai trò là sĩ quan liên lạc với Uỷ ban quốc tế theo dõi về đình chiến.
Đại sứ George Moose, Phó Chủ tịch Viện Hoà bình Hoa Kỳ. |
Năm 2014, hai vợ chồng ông đã quay trở lại Việt Nam. "Chúng tôi đã dành 3 tuần đi từ Bắc vào Nam. Đó là quãng thời gian mà chúng tôi không thể nào quên được. Sau hơn 50 năm, người Việt Nam vẫn chịu hậu quả của chiến tranh, mọi thứ vẫn còn hiển hiện trước mắt của tôi.
Trong thời gian từ tháng 8/1961 đến tháng 10/1971, quân đội Mỹ đã thử nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000 tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng (Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là những chất chứa tạp chất dioxin. |
Có hai địa điểm mà tôi quyết tâm đến đó là Khu chiến tích Sơn Mỹ, Quảng Ngãi, nơi có rất nhiều cựu binh Mỹ, tổ chức cựu binh Mỹ đã có những đóng góp ở đây để phát triển khu vực này và Bảo tàng chiến tranh tại TP.HCM, một bảo tàng cho thấy mức độ khủng khiếp của chiến tranh.
Điều khiến chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên là đi đến đâu cũng được người dân Việt Nam chào đón, hoanh nghênh, không có cảm giác bị xa lánh, hắt hủi. Đây là minh chứng đầy sống động về lòng bao dung của người dân Việt Nam", ông chia sẻ.
Với những gì trải nghiệm đất nước con người Việt Nam trong chiến tranh và hoà bình, ông George Moose can đảm và hy vọng những hậu quả chiến tranh sẽ được giải quyết.
"Điều đó khiến tôi coi trọng hội thảo và những sáng kiến trong hội thảo. Tôi hy vọng hai nước phối hợp với nhau để giải quyết khắc phục hậu quả chiến tranh", ông chia sẻ.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3; qua khảo sát tại một số địa phương, hậu quả chất độc da cam đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4. Ở nhiều tỉnh, trong số nạn nhân, có hơn một nửa là dân thường (Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, tỉ lệ dân thường so với tổng số nạn nhân là 70,7%, 75,4%, 67,9%); 85% số hộ có 2 nạn nhân trở lên, 3% số hộ có 5 nạn nhân trở lên. |
Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy: chúng ta sẽ xây dựng tương lai sáng lạng hơn khi cùng đối diện với quá khứ và cùng hoà giải Ngày 3/8, đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Khắc phục hậu quả chiến tranh, cùng nhau tiến về phía trước” do Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức. |
Khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong các trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ Ngày 28/5/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken để trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. |