Tin tức trong ngày 21/5 mới nhất: Trưởng phòng nhận 1,3 tỷ để nâng điểm thi đối diện mức án tử hình
Tin tức trong ngày 20/5 mới nhất: ĐH Bách khoa Hà Nội chế tạo máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19 |
Tin tức trong ngày 19/5 mới nhất: Cách ly một người nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào TP.HCM |
Tin tức trong ngày 21/5
Trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT Sơn La đối diện án tử
Sáng 21/5, TAND tỉnh Sơn La xét xử 12 bị cáo liên quan vụ nâng điểm thi THPT năm 2018 ở địa phương này.
Theo thông tin từ Zing.vn, Lò Văn Huynh - trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT Sơn La bị cáo buộc nhận 1,3 tỷ để nâng điểm thi cho 3 thí sinh vào trường công an. Bị cáo đối diện mức án cao nhất là tử hình.
Bị cáo Lò Văn Huynh. (Ảnh: Hoàng Đông/ Zing) |
Theo cáo buộc, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, ông Trần Xuân Yến (Phó giám đốc Sở GD&ĐT), Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí), Nguyễn Thanh Nhàn (Phó phòng Khảo thí), Nguyễn Thị Hồng Nga (Chuyên viên khảo thí), Cầm Thị Bun Sọn (Phó phòng Chính trị - Tư tưởng Sở GD&ĐT) và Đặng Hữu Thủy (Hiệu phó Trường THPT Tô Hiệu) được phân công chấm thi.
Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn là 2 cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an Sơn La được giao nhiệm vụ bảo vệ phòng chứa bài thi và giữ chìa khóa cửa ra vào nơi này.
8 người nêu trên cùng hầu tòa về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 5-10 năm.
Riêng Nguyễn Thanh Nhàn và Đinh Hải Sơn bị truy tố theo khoản 1, mức án gồm phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm.
Cáo trạng nêu trong quá trình thực thi công vụ, Lò Văn Huynh là Phó ban chấm thi đã lợi dụng chức vụ để thỏa thuận, nhận 1 tỷ từ Nguyễn Minh Khoa (Phó phòng an ninh chính trị nội bộ) và nhận 300 triệu từ Lò Thị Trường (cháu họ Huynh) để giúp nâng điểm cho 4 thí sinh đủ đỗ vào trường công an.
Nguyễn Thị Hồng Nga bị cáo buộc đã nhận hơn 1 tỷ từ Trần Văn Điện để giúp nâng điểm cho 4 thí sinh. Còn Cầm Thị Bun Sọn đã nhận 440 triệu của Hoàng Thị Thành để sửa điểm cho 1 thí sinh.
Quá trình điều tra, Lò Văn Huynh không thừa nhận đã trao đổi, thỏa thuận và nhận 1 tỷ từ ông Khoa. Số tiền 1 tỷ mà ông Huynh đã nộp cho cơ quan điều tra là tiền bán đất và khoản tiết kiệm của gia đình.
Ông Khoa cũng phủ nhận đưa hối lộ tiền, chỉ thừa nhận chỉ chuyển thông tin 3 thí sinh cho Huynh để nhờ xem điểm trước. Ngoài ra, bị cáo Trần Văn Điện cũng không thừa nhận đưa cho Nguyễn Thị Hồng Nga hơn 1 tỷ.
Tuy nhiên, VKSND có đủ căn cứ quy kết các bị cáo Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga phạm thêm tội Nhận hối lộ, quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Còn Cầm Thị Bun Sọn đối diện 7-15 năm tù.
Các bị cáo Trần Văn Điện, Nguyễn Minh Khoa bị truy tố tội Đưa hối lộ với khung hình phạt tù 12-20 năm. Còn Hoàng Thị Thành và Lò Thị Trường bị truy tố cùng tội danh nhưng khung hình phạt thấp hơn (2-7 năm tù).
Đã chi trả 17,5 nghìn tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh
Đến ngày 20/5, số tiền địa phương hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 17,5 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm chi trả bảo hiểm thất nghiệp 2 nghìn tỷ đồng.
Người lao động trong doanh nghiệp, người không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh theo số liệu của 47 tỉnh, thành là gần 4 triệu. Riêng TP HCM phê duyệt danh sách và chi trả cho hơn 1.200 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền khoảng 1,4 tỷ đồng.
Có 9 địa phương gồm TP HCM, Đăk Nông, Đăk Lăk, Tiền Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai đã chi hỗ trợ cho hơn 50.300 người bán lẻ xổ số lưu động với tổng kinh phí gần 45,3 tỷ đồng.
Sáu tỉnh thành gồm Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng mở rộng nhóm hỗ trợ so với Nghị quyết của Chính phủ. Những tỉnh này chi hỗ trợ người có công, người được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng; hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; giáo viên, nhân viên trường mầm non, phổ thông ngoài công lập... Tổng số người được hỗ trợ thêm là 17.800, với kinh phí khoảng 19,1 tỷ đồng.
TP.HCM dự kiến sáp nhập ba quận và 19 phường
Quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường thuộc quận 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận có thể được sắp xếp lại theo phương án vừa được Sở Nội vụ trình UBND TP HCM.
Phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã lần này được hoàn chỉnh trên cơ sở nội dung buổi làm việc của Thủ tướng và các bộ ngành với TP HCM hôm 8/5.
Trong đó, Sở Nội vụ đề xuất giữ nguyên phương án sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp phường như trước đây; bổ sung việc sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc TP HCM (tạm gọi thành phố phía Đông), dù 3 quận này không thuộc diện phải sắp xếp lại theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tin tức trong ngày 18/5 mới nhất: Làm rõ viêc hộ cận nghèo ở Thanh Hóa đi ô tô, ở nhà tiền tỷ Tin tức trong ngày 18/5 mới nhất: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các ... |
Tin tức trong ngày 17/5 mới nhất: Thai Airways nộp đơn xin phá sản Tin tức trong ngày 17/5 mới nhất: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hãng hàng không quốc gia Thai Airways đã nộp đơn xin phá ... |
Tin tức trong ngày 16/5 mới nhất: Trưởng thôn xin lỗi vì vận động dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ Tin tức trong ngày 16/5 mới nhất: Vì vận động dân ký vào mẫu đơn từ chối nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng, ... |