Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (17/4): Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch mở cửa 3 giai đoạn
Trung Quốc mượn lời WHO, bác cáo buộc virus corona 'từ phòng thí nghiệm' |
Dịch Covid-19: Trung Quốc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người |
Tin tức thế giới hôm nay 17/4
Nước Mỹ công bố kế hoạch mở cửa 3 giai đoạn
Trong tuyên bố mới nhất của bản thân tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra kế hoạch mở cửa đất nước với 3 giai đoạn trong bối cảnh Mỹ vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
Ông nói: "Dựa trên dữ liệu mới nhất, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi nhất trí có thể bắt đầu mặt trận mới trong cuộc chiến, được chúng tôi gọi là Mở cửa Nước Mỹ Trở lại. Chúng ta không đồng loạt mở cửa tất cả, mà cẩn thận làm từng bước một".
Kế hoạch mở cửa nước Mỹ theo 3 giai đoạn được Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 16/4 (Ảnh: AP) |
Mỗi bang và vùng lãnh thổ của nước Mỹ sẽ có một bản kế hoạch liệt kê tiêu chí riêng biệt để bắt đầu tiến hành từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, những địa điểm đông người đến có thể họat động trở lại nếu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về giãn cách xã hội như phòng tập thể thao. Tuy nhiên trường học và các quán bar vẫn phải đóng cửa.
Trong giai đoạn kế tiếp, các khuyến cáo hạn chế tiếp xúc xã hội sẽ được nới lỏng dần, theo CNN. Do đó mà trường học có thể được mở cửa ở giai đoạn hai và mọi người có thể tụ tập đám đông dưới 50 người.
Và ở giai đoạn cuối cùng, những bang có bằng chứng chứng minh không còn xuất hiện lây nhiễm có thể cho phép người lao động quay lại làm việc, khôi phục hoạt động thăm khám tại bệnh viện và viện dưỡng lão, quán bar và những địa điểm tập trung cộng đồng lớn có thể tái hoạt động, dĩ nhiên vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn giãn cách.
Trước đó, Tổng thống Mỹ từng tuyên bố bản thân có quyền hành tuyệt đối trong việc mở cửa nước Mỹ dù sau đó vấp phải sự phản đối từ thống đốc các tiểu bang. Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York đã lên tiếng rằng sẽ kháng lệnh nếu bị áp đặt dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Ông Trump giảm sự căng thẳng, đối đầu với thống đốc các tiểu bang, đồng thời hứa hẹn sẽ không áp đặt chính quyền các bang về thời điểm phải hoàn thành kế hoạch mở cửa 3 giai đoạn nêu trên. Các bang có thể mở cửa từ ngày 1/5 hoặc sớm hơn tùy ý, theo New York Times.
Một số bang vẫn gia hạn các biện pháp hạn chế người dân ra khỏi nhà qua ngày 1/5 như Missouri (Ảnh: AP) |
Trong cuộc điện đàm trực tuyến với thống đốc các bang cùng ngày, chủ nhân Nhà Trắng phát biểu: "Các bạn sẽ tự đưa ra quyết định riêng. Các bạn sẽ là người quyết định. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn. Chúng ta sẽ mở cửa đất nước trở lại và đảm bảo điều này diễn ra. Mọi người muốn làm việc trở lại.
Nếu họ muốn tiếp tục đóng cửa, chúng tôi vẫn cho phép. Nếu họ tin rằng đã đến lúc mở cửa, chúng tôi sẽ đảm bảo họ có được tự do và những chỉ dẫn để hoàn thành sứ mệnh nhanh chóng dựa vào những gì họ muốn thực hiện", ông nói.
Cùng ngày, nước Mỹ đang trong tình trạng ca nhiễm Covid-19 đã vượt qua con số 658.000 người, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Ít nhất 32.186 trường hợp đã tử vong vì nCoV tại Mỹ, những số ca nhiễm và ca tử vong vẫn chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm.
Thành phố nằm ở biên giới Trung Quốc thất thủ do nCoV
Mới đây, Tuy Phân Hà, thành phố nằm ở biên giới Trung Quốc, cận kề nước Nga đã trở thành điểm nóng của Covid-19 tại Trung Quốc. Trong tình cảnh đất nước đầu tiên khởi phát virus Corona chủng mới này đang dần dần khống chế được các ca nhiễm nội địa, thì số lượng ca nhiễm ngoại nhập lại có xu hướng tăng đột biến với đa phần là công dân Trung Quốc về nước.
Điều khiến Tuy Phân Hà trở thành điểm nóng của nCoV là bởi thành phố này chỉ cách thành phố cảng Vladivostok của Nga 120 km, nơi một lượng lớn người Trung Quốc đang di dân về nước thông qua đường bộ. Tính đến ngày 13/4, Tuy Phân Hà đã ghi nhận 322 trường hợp nhiễm nCoV, trên tổng số 326 ca nhiễm ngoại nhập tại tỉnh Hắc Long Giang.
Bà chủ một tiệm tạp hóa mang khẩu trang tiếp khách (Ảnh: Reuters) |
Cách xa Vũ Hán đến 2.000km, người dân tại Tuy Phân Hà cho rằng mình an toàn, cho đến khi thành phố bắt đầu ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên vào hồi đầu tháng 3. Những con số này tiếp tục tăng lên khiến thành phố phải thực hiện các biện pháp phòng chống, chợ búa và các xưởng mộc, cửa hàng buôn bán nhanh chóng hạn chế hoạt động kinh doanh và dẫn đến tình cảnh thất thu.
Chính quyền Tuy Phân Hà thông báo với các công nhân lao động phổ thông theo công nhật phải xin giấy phép lao động, tuy nhiên điều này không hề dễ dàng. Ở một góc của thành phố đang thất thủ này, gần một trường dạy tiếng Nga lâu đời có đến vài chục công nhân đang thất nghiệp và chờ đợi ai đó đến để làm công theo ngày, nhưng việc xin giấy phép như chính quyền thông báo dẫn đến vô vàn khó khăn cho cuộc sống của họ.
Bác sĩ Indonesia mặc áo mưa thay cho đồ bảo hộ y tế
Tình trạng thiếu vật tư y tế cho việc phòng chống, điều trị dịch nCoV có vẻ như đang rất nghiêm trọng với một số bệnh viện tại Indonesia. Các bác sĩ đang phải từng ngày chống chọi lại với cơn ác mộng có thực mà không hề được đảm bảo về trang thiết bị bảo hộ, máy thở cũng không cung ứng đủ trong những bệnh viện và các bác sĩ phải mang áo mưa rẻ tiền, dùng chung kính, việc ẩn chứa nhiều nguy cơ khiến việc lây nhiễm trở nên mạnh mẽ hơn.
Kể từ khi đại dịch bùng phát tại đất nước này, đã có 20 bác sĩ tử vong. Các nhà phê bình cho rằng con số 459 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19 là còn quá thấp so với một đất nước có tỷ lê xét nghiệm Covid-19 thấp nhất thế giới.
Nhiều bác sĩ đã báo cáo về tình trạng cạn kiệt các vật tư y tế, từ những chiếc máy thở tinh vi xa xỉ cho đến những bộ đồ bảo hộ đảm bảo an toàn. Một vài người còn phải nhờ đến sự cứu trợ của gia đình để mua được vài bộ đồ bảo hộ chuyên dụng. Ai nấy cũng đều đang chờ đọi sự hỗ trợ từ bệnh viện nhưng dường như việc đó chỉ khiến họ mệt mỏi thêm.
Bác sĩ Muhammad Farras Hadyan hôm 19/3, mang áo mưa thay cho đồ bảo hộ y tế, tay cầm bảng có ghi dòng chữ "Tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi" (Ảnh: AFP) |
Số lượng bác sĩ tại Indonesia cũng rất khiêm tốn, tỷ lệ chỉ là 4/10.000 so với 40 và 25 lần lượt tại Italy và Hàn Quốc, theo thống kê của WHO. Hiệp hội Bác sĩ Indonesia cảnh báo rằng khủng hoảng nCoV tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì được báo cáo và phản ứng của chính phủ "rất rời rạc".
Theo số liệu chính thức mới nhất, quốc gia này hiện có khoảng 5.136 trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng chỉ mới có 36.000 người được tiến hành làm xét nghiệm tại quốc đảo hơn 260 triệu dân này. Số người tử vong trên thực tế có thể cao hơn gấp 5 lần so với những gì chính phủ thông báo, dựa vào hơn 1.000 người nghi nhiễm hoặc nhiễm nCoV được chôn cất tại nghĩa trang địa phương của chính quyền thủ đô Jakarta. Bộ Y tế thông báo đang theo dõi 140.000 người có khả năng nhiễm bệnh.
Phát ngôn viên của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia, Halik Malik cũng cho rằng: "Số liệu chính thức của chính phủ không phản ánh bức tranh thật về số ca nhiễm trong nước". Và việc những ca bệnh liên tiếp tăng lên chỉ càng đè thêm gánh nặng lên vai đội ngũ y bác sĩ của đất nước đông dân thứ tư thế giới này mà thôi.
Indonesia: Bé gái 11 tuổi tử vong do cùng lúc nhiễm virus corona và sốt xuất huyết Mới đây, Indonesia đã ghi nhận trường hợp tử vong trẻ nhất tại nước này. Do nhiễm virus corona và sốt xuất huyết, bé gái ... |
Indonesia sắp thành điểm nóng mới của đại dịch Covid-19 ở Đông Nam Á Quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới đang thiếu hụt giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc y ... |
Indonesia thưởng tiền cho các y bác sĩ tại nhiều nơi có dịch COVID-19 Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố sẽ thưởng tiền cho các nhân viên y tế tại các khu vực đã ban bố tình trạng ... |