Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (16/5): COVID-19 đe doạ hơn 200 triệu người dân châu Phi
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (15/5): Mỹ điều quân đội cấp phát vaccine COVID-19 |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (14/5): Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể bị hoãn |
Tin tức thế giới hôm nay 16/5
Hơn 200 triệu người châu Phi có thể nhiễm COVID-19
Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về châu Phi thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được công bố trên tạp chí BMJ Global Health ngày 15/5 - hãng tin AFP cho hay.
Theo nghiên cứu, virus corona có thể lây nhiễm cho khoảng 231 triệu người (22% dân số châu Phi) trong vòng 12 tháng, khoảng 88% có ít hoặc không có triệu chứng.
Trong đó, ước tính 4,6 triệu người phải nhập viện, trong đó 140.000 người nguy kịch và 89.000 sẽ đổ bệnh nặng. Số ca tử vong có thể lên tới 150.000 người trừ khi các hành động khẩn cấp được thực hiện.
Tỷ lệ nhiễm bệnh ở châu Phi được dự báo thấp hơn (Ảnh minh hoạ: AP) |
Các tác giả dự đoán tỷ lệ nhiễm bệnh ở châu Phi vẫn thấp hơn các nơi khác như châu Âu và Mỹ, số ca nguy kịch và tử vong cũng thấp hơn.
Dự đoán được đưa ra trên việc xem xét "tập hợp các yếu tố" như quy mô gia đình, mật độ dân số, khả năng di chuyển dễ dàng, vệ sinh, thời tiết và tình trạng sức khỏe của người dân, như có mắc các bệnh HIV, lao, sốt rét và suy dinh dưỡng hay không.
Dù các nước châu Phi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống dịch nhưng các hệ thống y tế vẫn có thể bị quá tải. "Mô hình nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng rủi ro với hệ thống y tế sẽ tăng lên nếu các biện pháp chống dịch thất bại", nhóm tác giả nhấn mạnh.
Trung Quốc không đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ, Nga
Theo hãng thông tấn Sputnik, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết nước này không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán 3 bên nào về kiểm soát vũ khí hạt nhân, với Mỹ và Nga, bất chấp việc Washington liên tục đề nghị.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ ông sẽ đề xuất một sáng kiến kiểm soát vũ khí hạn nhân 3 bên với Nga và Trung Quốc nhằm tránh một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém.
Tuyên bố được đưa ra khi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí hạt nhân chiến lược mới (New START) ký năm 2010 giữa Nga và Mỹ sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 và Mỹ hiện không cam kết gia hạn hiệp ước, nói rằng nước này muốn có thêm sự tham gia của Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: Reuters) |
"New START vẫn là văn kiện quan trọng duy nhất trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân giữa Nga, Mỹ và thu hút rất nhiều sự chú ý... Trung Quốc không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí 3 bên nào" - ông Triệu Lập Kiên khẳng định.
Hiệp ước START mới quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai hay chưa được triển khai.
Ngoài ra, theo hiệp ước, bắt buộc cả Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.
Bất đồng với tổng thống về dịch COVID-19, Bộ trưởng Y tế Brazil từ chức
Hãng tin Reuters cho biết, ngày 15/5, Bộ trưởng Y tế Barsil Nelson Teich đã nộp đơn xin từ chức chỉ sau chưa đầy một tháng nhậm chức. Quyết định này khiến cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 ở nước này thêm phần nghiêm trọng.
Bộ trưởng Teich được cho là có nhiều bất đồng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong cách thức xử lý khủng hoảng. Ông Teich phản đối việc tổng thống thúc đẩy sử dụng Hydroxychloroquine để điều trị cho các bệnh nhân. Hai người cũng bất đồng về thời điểm mở cửa lại nền kinh tế.
Ông Nelson Teich vừa từ chức Bộ trưởng Y tế Brazil(Ảnh: Getty) |
Tuần trước, Tổng thống Bolsonaro đưa ra sắc lệnh cho phép các trung tâm thể hình, làm đẹp và cắt tóc mở cửa trở lại. Tuy nhiên, sau đó Bộ trưởng Teich nói rằng ông không được tham vấn trước khi nhà lãnh đạo Brazil ra quyết định.
Như vậy, ông Teich là Bộ trưởng Y tế thứ 2 từ chức tại Brazil trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19. Ông thay thế cựu Bộ trưởng Nelson Mandetta - người cũng có nhiều bất đồng với Tổng thống Bolsonaro trong các biện pháp xử lý khủng hoảng.
Brazil hiện được coi là điểm nóng về dịch COVID-19 của thế giới. Quốc gia này đã vượt qua Đức và Pháp về số trường hợp mắc bệnh với hơn 200.000 trường hợp, trong đó có 13.933 người tử vong.
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (13/5): Mỹ dự chi hơn 3.000 tỷ để khắc phục hậu quả COVID-19 Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (13/5): Hạ viện Mỹ đề xuất chi hơn 3.000 tỷ USD khắc phục hậu quả COVID-19; Tấn ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (12/5): Nga dỡ bỏ phong tỏa quốc gia từ ngày 12/5 Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (12/5): Nga dỡ bỏ phong tỏa quốc gia từ ngày 12/5; Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (11/5): Anh kéo dài phong toả ít nhất tới ngày 1/6 Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (11/5): 22 người thiệt mạng bởi giao tranh ác liệt ở Syria; Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc ... |