Tìm lại ký ức và tình thầy trò Trung - Việt
Ký ức của người thầy…
Ông Vương Văn Hoa cho biết: "Dù thời gian đã lâu, những manh mối hiện có rất hạn chế, nhưng chúng tôi hy vọng có thể giúp kết nối quan hệ thầy trò ấy. Tình thầy trò sâu đậm không bị phai mờ theo thời gian và còn là minh chứng quý giá cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc."
Theo tư liệu ghi lại từ Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, năm 1958, trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến thắng kháng chiến chống Pháp, hơn 20 học viên Việt Nam được cử sang học tập tại trường (nay thuộc thị trấn Tương Hồ, TP Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc). Trong số này, 3 học viên được xếp vào lớp nghiên cứu và những học viên khác được chia vào các lớp học thông thường để học điêu khắc, vẽ màu trên men và dưới men…
Ảnh tư liệu: Đoàn học viên Việt Nam chụp ảnh tại trưởng Cảnh Đức Trấn |
Họ được sắp xếp nơi ăn ở riêng biệt và được giảng dạy bởi các nghệ nhân gốm sứ hàng đầu Trung Quốc như Dư Hàn Thanh, Trương Chí Thang, Ninh Lân...
Giáo sư Ninh Lân. Ảnh: NVCC |
Nhà trường cũng thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như liên hoan, ca hát và nhảy múa vào các dịp lễ truyền thống của Việt Nam để làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho học viên Việt Nam.
Thời gian học của đoàn học viên Việt Nam tại Trung Quốc kéo dài một năm rưỡi. (giáo sư dạy môn Mỹ thuật thời bấy giờ) kể lại: “Học viên Việt Nam rất chuyên cần, chăm chú nghe giảng trên lớp. Những ngày cuối tuần, họ không đi chơi mà tập trung học tập trong phòng vẽ. Thái độ sống nghiêm túc, sự nhiệt tình học tập cùng ý chí vượt khó của họ khiến tôi cảm động và nhiều học viên khác trong trường cảm phục.”
Thời khắc chia tay...
Theo tư liệu của trường, tháng 3 năm 1961, các học viên hoàn thành khóa học và trở về Việt Nam. Trước khi rời trường, họ đã đến từng nhà giảng viên để gửi lời cảm ơn và tạm biệt trong nước mắt.
Để đảm bảo an toàn cho đoàn, nhà trường cử ông Tăng Nguyên Sinh, Phó Trưởng phòng phụ trách đoàn, tháp tùng các học viên đến cửa khẩu Mục Nam Quan (nay là cửa khẩu Hữu Nghị Quan).
Đầu thập niên 1970, có học viên từng học tại trường tháp tùng đoàn đại biểu đến thăm Trung Quốc. Người đó đã nêu nguyện vọng muốn sang trường thăm lại thầy cô. Nhưng lúc này nhà trường đã tạm đóng cửa. Sau đó, Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn được khôi phục, đổi tên thành Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn.
Dưới đây là một số hình ảnh của học viên theo tư liệu của trường:
Bà Vương Anh |
Bà Đinh Thị Hân chụp ảnh cùng chồng và con |
Ông Kim Ngọc Cần |
Phó Viện trưởng Nhan Huệ Sùng đã dựa trên ký ức của các giảng viên để viết lại thông tin về các học viên Việt Nam và tìm ra danh sách gồm: Hoàng Minh Cao, Vương Anh, Kim Ngọc Cần, Hoàng Đạo Khánh, Trần Hữu Phát, Đinh Thị Hân, Phạm Thị Thanh Vũ, Nguyễn Thị Hạnh Phúc, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Xâm, Hoàng Văn Hào, Đỗ Thị Như, Trần Thị Đắc, Phạm Thị Vượng, Mai Thị Viên, Trần Thị Phát, Trần Lục Cầu, Hoàng Thị Kim Khoa, Nguyễn Thị Thu Thủy, Mai Cát Phương và Trương Đức Vinh. Theo hồi ức của các giảng viên, nhiều học viên trong số này là con hoặc thân nhân của những liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Tạp chí Thời Đại hy vọng bài viết này sẽ tiếp cận được nhiều độc giả. Những thông tin liên quan đến các học viên của Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc, vui lòng liên hệ: Phóng viên: Nguyễn Thị Mai Thùy Đơn vị: Tạp chí Thời Đại Số điện thoại: 0387 929 681 Email: [email protected] Mọi thông tin hữu ích từ bạn đọc sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện công tác tìm kiếm, kết nối thầy trò một cách hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn! |
Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi 70 năm trước, ông Hồ Sĩ Tá (ở quận Ba Đình, Hà Nội) lúc đó là học sinh khối lớp 1 và vỡ lòng (năm học 1954) của trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm (Trung Quốc) gặp tai nạn thập tử nhất sinh. Ông Tá đã nhận được sự chăm sóc, tận tình cứu chữa của bác sĩ Trung Quốc Đặng Hải Đường và hồi sinh diệu kỳ. |
Ông già dọn tuyết ở Lư Sơn "Những ngày Hà Nội rét cắt da cắt thịt luôn gợi nhắc cho tôi kỷ niệm về mùa đông phủ đầy tuyết trắng ở Giang Tây (Trung Quốc) cách đây 70 năm. Mùa đông năm 1953, có ông lão lao công người Trung Quốc ngày ngày cần mẫn quét tuyết dọn đường cho các em học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm đi học khỏi bị trơn ngã", bà Nguyễn Thị Lệ Thủy (82 tuổi, ở đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm kể với phóng viên tạp chí Thời Đại. |