Thúc đẩy công bằng xã hội và chấm dứt lao động trẻ em
“Siết” nội dung mạng xã hội nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Trong tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, nhiều biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng sẽ được triển khai. |
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2023 với Chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ phối hợp Thành đoàn Cần Thơ tổ chức sáng ngày 1/6. |
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong Hội thảo cấp cao với chủ đề “Công bằng xã hội cho tất cả. Chấm dứt lao động trẻ em!” diễn ra cùng ngày bên lề phiên họp của Hội nghị Lao động Quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ. Nội dung của Hội thảo tập trung thảo luận mối liên hệ giữa công bằng xã hội và xóa bỏ lao động trẻ em.
Nhân dịp này, các đại biểu tham dự Hội thảo đã cất tiếng nói đại diện cho những người lao động, người sử dụng lao động và các chính phủ nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của các nỗ lực chống lại lao động trẻ em, đồng thời tìm ra giải pháp bảo đảm công bằng xã hội.
Ảnh minh họa: Reuters/Finbarr O'Reilly |
Con số nhức nhối về lao động trẻ em trên thế giới
"Lần đầu tiên sau 20 năm, lao động trẻ em đang gia tăng. 160 triệu trẻ em, tức khoảng gần 1/10 trẻ em trên toàn thế giới, đang phải lao động” - Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo cho biết trong một bài phát biểu qua video.
Từ lập luận trên, ông Houngbo nhấn mạnh, chúng ta phải đẩy mạnh cuộc chiến chống lại lao động trẻ em bằng cách hỗ trợ công bằng xã hội. “Nếu chúng ta làm được điều này, việc chấm dứt lao động trẻ em không chỉ là khả năng mà sẽ là kết quả nằm trong tầm tay” – Tổng Giám đốc ILO tin tưởng.
Báo cáo do ILO công bố ngày 12/6 ghi nhận thế giới đã đạt được những tiến bộ vững chắc trong việc giảm thiểu lao động trẻ em kể từ năm 2000. Tuy nhiên, trong vài năm qua, các cuộc xung đột, khủng hoảng và tác động từ đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói và khiến thêm hàng triệu trẻ em phải lao động.
ILO lưu ý thêm rằng, tăng trưởng kinh tế là không đủ toàn diện để giảm bớt áp lực mà quá nhiều gia đình và cộng đồng đang phải đối mặt. Các biện pháp chống lại lao động trẻ em bao gồm thiết lập và thực hiện khung pháp lý vững chắc dựa trên Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế và đối thoại xã hội đã mang lại khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng tốt và bảo trợ xã hội, cũng như các biện pháp trực tiếp để xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng, bất ổn kinh tế, từ đó thúc đẩy công việc phù hợp cho các lao động trưởng thành.
Nâng cao nhận thức về vấn đề lao động trẻ em
ILO đã phát động Ngày Thế giới Chống lao động trẻ em lần đầu tiên vào năm 2002 như là một phương thức hiệu quả để nâng cao nhận thức về vấn đề lao động trẻ em. Sự kiện này cũng đóng vai trò khích lệ phong trào chống lại lao động trẻ em đang phát triển trên toàn thế giới.
Vấn đề liên quan đến lao động trẻ em cho thấy sự thiếu phản ứng thỏa đáng đối với các thách thức và thay đổi ảnh hưởng đến việc làm. Khoảng cách ngày càng lớn giữa các cam kết và thành tựu cụ thể đã khiến hành động của chúng ta chỉ dừng ở mức độ mờ nhạt.
Lao động trẻ em là một vấn đề nhức nhối gây ra bởi sự đói nghèo, lạc hậu. Điều này không chỉ tước đi cơ hội và giáo dục của trẻ em, mà còn tạo ra những rủi ro đối với việc đảm bảo thu nhập khá và việc làm ổn định của trẻ em khi trưởng thành.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em diễn ra năm 2022, các bên đã thông qua lời kêu gọi hành động Durban nhằm thúc đẩy các hành động cụ thể giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và công bằng xã hội. Đây được coi là một kế hoạch chi tiết để chống lại việc sử dụng lao động trẻ em dưới mọi hình thức. Lời kêu gọi hành động Durban tìm cách đảm bảo rằng lao động trẻ em được ưu tiên trong các hoạt động và hoạch định chính sách trong phạm vi quốc gia và toàn cầu cũng như các hoạt động hợp tác phát triển và trong các hiệp định tài chính, thương mại và đầu tư.
Do đó, Ngày Thế giới Chống lao động trẻ em hàng năm là thời điểm tất cả chúng ta nâng cao ý thức hành động để chứng minh rằng chúng ta có thể mang lại sự thay đổi khi cùng nhau tạo động lực thúc đẩy các nỗ lực chống lại lao động trẻ em.
Thông điệp của ILO nhân Ngày Thế giới Chống lao động trẻ em (12/6) năm nay: * Tăng cường hành động quốc tế để đạt được công bằng xã hội, trong đó việc loại bỏ lao động trẻ em là một trong những mục tiêu quan trọng. * Việc phê chuẩn toàn cầu Công ước 138 của ILO về tuổi lao động tối thiểu, cùng với việc phê chuẩn toàn cầu Công ước số 182 của ILO về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đạt được vào năm 2020, sẽ cung cấp cho tất cả trẻ em sự bảo vệ hợp pháp trước mọi hình thức lao động trẻ em. * Thực hiện hiệu quả Lời kêu gọi hành động Durban. |
5 nhóm giải pháp giảm thiểu lao động trẻ em Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ em (12/6) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra năm 2002 và được Liên hợp quốc công nhận, nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em. |
An sinh xã hội góp phần giảm thiểu lao động trẻ em An sinh xã hội giúp giảm thiểu tình trạng gia đình rơi vào cảnh nghèo và dễ bị tổn thương, từ đó giảm căn nguyên dẫn đến lao động trẻ em (LĐTE). Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE và đảm bảo an sinh xã hội trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững - SDG 8.7” diễn ra ngày 20/6 tại Hà Nội. |