Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
07:00 | 17/06/2020 GMT+7

Thủ đoạn “Ngư phủ - Tàu lạ” của Trung Quốc nhằm cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

aa
Từ ngày 19/6-21/6/2014, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật Lịch sử". Thạc sỹ Lưu Anh Rô - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng đã có bài viết: Thủ đoạn “Ngư phủ - Tàu lạ” của Trung Quốc sử dụng để lấn dần từng bước, rồi thực hiện một cuộc "Tiểu chiến tranh" cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Qua tư liệu lưu trữ của Chính quyền VNCH (1954 - 1974). Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu nội dung bài tham luận.
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
tau trung quoc duoi tau ca nhat ban gan quan dao tranh chap Tàu Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp
nha trung bay hoang sa o da nang anh baoanhvietnam
Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng (Ảnh: Baoanhvietnam)

Nhìn lại quá trình lịch sử, Trung Quốc từ chỗ không hề có một yêu sách chủ quyền nào, không hề được chính danh trên trường Quốc tế như một quốc gia có chủ quyền tại Hoàng Sa, để rồi sau đó chiếm trọn quần đảo này từ tay của Việt Nam, bất chấp công pháp quốc tế và hiện đang tăng tốc từ những gì chiếm đoạt được tại Hoàng Sa, để đẩy mạnh việc đòi hỏi quyền trọn biển Đông, cho thấy thủ đoạn “vết dầu loang”, “tằm ăn dâu” của họ từng thực hiện một cách âm thầm, quyết liệt và vô cùng nguy hiểm.

Nghiên cứu về quá trình Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, chúng tôi nhận thấy rằng: Trung Quốc đã âm thầm trong một thời gian dài, sử dụng vỏ bọc “ngư dân” trong việc hiện diện tại Hoàng Sa nhằm tạo ra sự hiện hữu trong hoạt động kinh tế trên thực địa, sau đó là thu thập tin tức tình báo, tiếp đến là lén đổ bộ lên đảo để cắm cờ hòng khẳng định chủ quyền, rồi khi có cơ hội thì huy động một lực lượng quân sự lớn, giả dạng ngư dân để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH. Bằng một số tài liệu được lưu trữ dưới dạng “Mật” và “Tuyệt mật”, từng được lưu giữ tại Văn phòng Phủ Tổng thống, Văn phòng Phủ Thủ tướng của chính quyền VNCH (từ năm 1954 đến 1974) dưới đây, chúng tôi xin trình bày đôi nét về các thủ đoạn trên của Trung Quốc.

Như chúng ta đều biết, ngày 5-8/9/1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến, Hòa ước San Francisco ghi rõ: Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Hòa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn ở phía Nam. Tại Hội nghị San Francisco này, vào ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, đã long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam.

Ông Hữu nói: “Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm mống tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự.

Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.

Một thực tế cho thấy, quần đảo Hoàng Sa cũng như các ngư trường đánh bắt xung quanh đó đều là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, nhất là nhóm ngư dân từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, tất cả ngư dân Trung Quốc trong lịch sử điều biết rõ điều này. Ông Lữ Điều, người làng Nam Ô (nay trú tại phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng), người có mặt tại Hoàng Sa thời Bảo Đại cho biết: “Tôi nhớ có lần (năm 1952) tàu cá của ngư dân Trung Quốc vào đảo để xin nước ngọt, dù lúc ấy chúng tôi phải dùng tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ đầy đủ. Trước khi họ đi, Đảo trưởng chúng tôi nói với họ rằng, đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nên không được xâm phạm, họ gật đầu, cảm ơn rồi quay trở lại thuyền”. Lợi dụng sự thân thiện đó và cũng để che giấu ý đồ xâm lược (thường bị dư luận Thế giới phản ứng và trái với Công ước Quốc tế về “chiếm hữu hòa bình”), Trung Quốc đã sử dụng “vỏ bọc ngư dân”, nhằm nấp dưới dạng những ngư dân Trung Quốc chân chính, như một biện pháp hiệu quả để “thực thi chủ quyền” mạo nhận của mình, trong suốt một thời gian dài. Vì lẽ đó, từ năm 1954 đến năm 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...

Theo các điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký ngày 20/7/1954, thì quân Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam vào tháng 4/1956, lợi dụng cơ hội đó, ngày 30/5/1956, Trung Quốc đưa lực lượng quân sự giả dạng ngư dân bất ngờ đổ bộ lên chiếm đóng đảo Phú Lâm (tức Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay lập tức, ngày 01/6/1956, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH là ông Vũ Văn Mẫu, lên án hành động này và ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết những quyền hạn mà Pháp đã có đối với hai quần đảo nói trên từ năm 1933 và khẳng định “nay đã thuộc sự cai quản của quốc gia Việt Nam”. Một tài liệu của chính quyền VNCH lúc bấy giờ, cho biết: “Năm 1956, Trung Cộng đưa dân chài đến xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, rồi dần dần thay thế bằng quân đội, lập nên những cơ sở và công sự kiên cố". Để khẳng định chủ quyền và kịp thời bảo vệ Hoàng Sa, ngày 22/8/1956, hải quân VNCH đã đổ bộ các đảo còn lại của Hoàng Sa và dựng bia, kéo cờ chủ quyền tại đây. Song song với việc đưa lực lượng hải quân và lính bảo an ra đảo để bảo vệ, chính quyền VNCH đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa như: thành lập đoàn nghiên cứu thuỷ văn do Saurin dẫn đầu, cấp giấy phép cho kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa, phục hồi đài khí tượng Hoàng Sa, xây dựng cầu cảng...

Theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ (Trung Quốc cũng đã ký kết), chính quyền VNCH mới là chính quyền có trách nhiệm quản lý chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì hai quần đảo này đều nằm phía dưới vĩ tuyến 17, thuộc miền Nam Việt Nam. Trong tình cảnh đất nước bị chia thành hai miền Nam - Bắc, tại Nam Việt Nam, các chính quyền kế tiếp của VNCH dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, đã từng bước xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh (cùng với lực lượng hùng hậu hải quân Hoa Kỳ, nhất là Hạm đội VII, luôn hiện diện trên khắp Biển Đông để hỗ trợ cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam) cũng đã giúp cho việc quản lý, khai thác, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền VNCH thêm hữu hiệu: hạn chế được sự lấn lướt và ý đồ xâm chiếm từng bước theo kiểu “vết dầu loang” của Trung Quốc. Đối với các quốc gia có sự tranh giành với VNCH về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thì chính quyền Sài Gòn thực hiện chủ trương nhất quán, như họ đã xác định: “Việt Nam Cộng hòa lúc nào cũng sẵn sàng theo phương thức thương nghị ôn hòa để giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều này càng đúng hơn đối với các quốc gia thân hữu như Trung Hoa Dân quốc và Philippines.

Sau khi chiếm được đảo Phú Lâm, Trung Quốc không chỉ dừng ở đó, mà lén lút, âm thầm đưa các ngư dân và lực lượng quân sự giả dạng ngư dân để tìm cách đổ bộ bất hợp pháp lên các đảo còn lại do VNCH canh giữ nhằm thu thập tin tức, “cắm cờ lạ”, theo kế sách “tằm ăn dâu”, “nín nhịn, chờ thời”. Hành động đó đã không qua được mắt của lực lượng bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, do chính quyền VNCH cử ra trú đóng tại đây. Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng gởi Phủ Tổng thống cho biết: “Ngày 1/3/1961 hồi 17 giờ, Bộ Tổng tham mưu Phòng Nhì chúng tôi đã báo cáo bằng điện thoại cùng quý bộ về việc 9 người Trung Hoa tỵ nạn cặp bến tại đảo Hoàng Sa và quý vị đã chỉ thị trực tiếp cho hải quân đưa mấy người trên về Sài Gòn để giao lại cho Sở Nghiên cứu chính trị xã hội. Nay chúng tôi nhận được một công điện của Quân khu 2 cho biết thêm chi tiết về vụ này, trân trọng kính trình ông Bộ trưởng rõ: Ngày 1/3/1961 lúc 16 giờ, có một ghe buồm lạ trên chở 9 người Trung Hoa đã cặp bến tại đảo Hoàng Sa. Theo lời khai của các đương sự thì họ từ đảo Hải Nam chạy trốn chế độ cộng sản. Trên ghe gồm có: 1 cựu Giáo sư, 1 cựu thiếu ủy Trung Hoa Quốc gia, 1 ngư phủ, 6 nông dân. Vật liệu đem theo gồm có: 2 bản đồ, 2 địa bàn”.

Tiếp đó, những “ngư phủ” có vũ trang của Trung Quốc, đã tiếp tục lén lút đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà (nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa) nhưng đã bị hải quân VNCH bắt giữ (82 người) và đưa về cảng Đà Nẵng để xử lý, rồi trao trả lại cho phía Trung Quốc. Một tài liệu khác cho biết: “Hạ tuần tháng 2/1959, sau khi nhận được tin Trung - Cộng đem quân chiếm đóng Hoàng Sa. Hải quân Việt Nam đã gởi chiến hạm HQ.225 ra thảm sát và phối kiểm tin tức trên. Chiến hạm đã bắt gặp một số lớn ghe thuyền này gồm khoảng 30 chiếc, 10 chiếc có gắn máy và 20 chiếc có chở vật liệu, nhân số mỗi chiếc chừng 15 người, Đoàn thuyền đã chiếm các đảo ở phía Nam thuộc nhóm Nguyệt-Thiềm gồm các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng. Hải quân Việt Nam đã tổ chức một cuộc hành quân với mục đích bắt giữ các ghe thuyền xâm nhập trong khu vực nhóm Nguyệt Thiềm và chứng minh chủ quyền Việt Nam trên các đảo thuộc nhóm này.

Lực lượng Hải quân tham dự gồm có các chiến hạm: HQ.04, HQ.05, HQ.02, HQ.225, HQ.328, HQ.402. Ngoài ra, còn một đại đội thuộc tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến tăng cường cùng với một trung đội thuỷ quân lục chiến hiện đồn trú tại Hoàng Sa. Tất cả lực lượng tham dự được đặt dưới quyền điều khiển của Hạm trưởng hộ tống Hạm Tụy Động. Kết quả, các chiến hạm đã ngăn chặn và bắt giữ được một số ngư phủ Trung Cộng khoảng 80 người xâm nhập bất hợp pháp hải phận Việt Nam, tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng. Các nhân viên Trung-Cộng này được HQ.0 1 từ Hoàng Sa về Nẵng vào ngày 24/2/1959 để khai thác. Sau khi được biết họ chỉ là những ngư phủ nên đã được HQ.02 đưa ra Hoàng Sa trả họ về các ghe thuyền của họ vào ngày 6/3/1959.

Cùng với việc đưa “ngư phủ” lén lút xâm chiếm, đổ bộ lên các đảo, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc đưa tàu đánh cá, tàu thăm dò dầu khí tiến sâu vào vùng lãnh hải của VNCH tại Hoàng Sa, nhất là việc đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm - nơi mà Trung Quốc vừa chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 1956. Để làm được điều đó, nhằm che mắt dư luận thế giới, Trung Quốc đã lén lút huy động các “tàu cá” chở ximăng, sắt, cát... ra đảo Phú Lâm. Một báo cáo của lực lượng tình báo VNCH cho hay: “Căn cứ theo các không ảnh do Đệ thật hạm đội Hoa Kỳ chụp 29/7/1960 và sau khi so sánh với nhiều thi liệu không ảnh của ta chụp ngày 5/3/1959, thiểm Bộ được biết, Trung Cộng đã thiết lập thêm một con đường xe hơi có thể chạy được, xuyên từ Tây Nam tới Đông Bắc đảo và đã làm thêm một khu công thẻ gồm có 5 dãy nhà 3 căn (mỗi căn rộng khoảng 4 thước) - 4 dãy nhà 6 căn, 4 dãy nhà 2 căn và 2 cột antennes cao khoảng 12 thước”.

Nhận thấy mưu đồ sử dụng “tàu đánh cá” và “chương trình thăm dò dầu khi biển Hoa Nam” của Trung Quốc, chính quyền VNCH không ngừng gia tăng sự bảo vệ, kiểm soát đảo và vùng nước phụ cận, đồng thời lên án cực lực hành động leo thang của Trung Quốc.

Tuyên cáo ngày 7/9/1967, của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã tái xác định vấn đề đặc quyền lãnh hải của mình, theo đó: “Phần thềm lục địa tiếp cận với lãnh hải Việt Nam Cộng hòa thuộc pháp quyền chuyên độc và chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ranh giới của phần thềm lục địa này đã được chính phủ Việt Nam Cộng hòa ấn định chiếu theo các quy ước, tiêu chuẩn Quốc tế và đã được công bố đầy đủ. Bởi vậy, chính phủ Việt Nam Cộng hòa coi là vô giá trị và vô hiệu lực mọi quyền đặc nhượng, do một quốc gia khác cấp dữ lấn vào phần thềm lục địa của Việt Nam Cộng hòa. Những công ty thụ thưởng quyền đặc nhượng trái phép ấy, phải gánh chịu trách nhiệm và mọi rủi ro nếu họ tiến hành những công tác tìm kiếm khai thác khoáng sản trên phần thềm lục địa của Việt Nam Cộng hòa, mà không có sự cấp quyền hợp lệ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa”.

Chưa hết, giữa năm 1971, tin tức không thám của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ cho hay các hoạt động của Trung Quốc tại hai đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ đang trở nên “rất sôi động” như sau: “Tin tức không thám do Đệ I Hạm đội Hoa Kỳ thông báo cho biết các hoạt động của Trung Cộng tại 2 đảo Woody và Lincoln trong dãy Hoàng Sa được ghi nhận như sau: Tại đảo Woody, về hướng Bắc Đông Bắc đã có 50 cơ sở gồm nhà cửa đang xây cất; Một cầu tàu dài khoảng 100 mét được thiết lập từ đảo ra biển hướng Bắc Đông Bắc; Kế cận cầu tàu ghi nhận có 3 tàu hàng của Trung Cộng đang cập bến, 2 tàu kéo và 2 xà lan chở đầy vật liệu kiến trúc; Tại đảo Lincoln có nhiều người của Hải quân Trung Cộng hiện diện, hình như đang thiết lập cơ sở. Việc Trung Cộng tăng cường hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa cho thấy Bắc Kinh có thể đang bành trướng việc xây dựng các hòn đảo trên để trở thành các căn cứ hải quân nhằm yểm trợ Hạm đội Trung Cộng hiện đang phát triển mạnh ở vùng biển Đông Nam Á”.

Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu về Hoàng Sa tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, chúng tôi được tiếp cận nhiều ảnh tư liệu do quân đội Hoa Kỳ và VNCH chụp được, cho thấy các “ngư phủ” giả dạng của Trung Quốc chở vật liệu và xây dựng các cơ sở quân sự tại Hoàng Sa trong thời gian này.

Bắt đầu vào năm 1970, do cục diện chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi, Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh kế hoạch xâm nhập các đảo còn lại của Hoàng Sa và âm thầm chuẩn bị lực lượng cho một cuộc “tiểu chiến tranh” mà họ đã vạch sẵn. Đến năm 1972, Thông cáo chung Thượng Hải giữa Mỹ và Trung Quốc được ban bố đã tạo ra sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn gần kết thúc, cục diện chính trị thế giới biến đổi mạnh, đã tạo điều kiện cho ý đồ thôn tính Hoàng Sa của Trung Quốc thêm chín muồi. Vì vậy, chỉ hai năm sau đó (1974), Trung Quốc đã quyết định dùng vũ lực chiếm đóng một cách bất hợp pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Để thực hiện ý đồ trên, gần đến ngày “hải chiến Hoàng Sa”, Trung Quốc vẫn sử dụng phương thức “tàu cá” ngụy trang, âm thầm chở đến hàng trăm ngư phủ” (thực chất là quân đội chính quy Trung Quốc) cùng với vũ khí, đạn dượt áp sát quần đảo Hoàng Sa để chờ... ngày khai hỏa. Để có cớ “động binh”, Trung Quốc lu loa trên toàn thế giới về “chủ quyền bất khả xâm phạm của mình” tại Hoàng Sa và ra sức “nhử cho mồi rơi vào cái bẫy” do mình giăng sẵn bấy lâu nay. Một văn bản đáng chú ý của Bộ Ngoại giao VNCH lúc bấy giờ cho biết: “Ngày 11/01/1974, Bộ Ngoại giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao VNCH đã bác bỏ sự đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dù vậy, trong những ngày gần đây nhà cầm quyền Trung Cộng không những không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào lãnh thổ của VNCH bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyển (Robert), Quang Hào (Duncan) và Duy Mộng (Drumond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của VNCH. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ của Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Cộng hòa”. Và như thế, chiến tranh đang rất gần kề...

Phát hiện được dã tâm của Trung Quốc, ngày 16/1/1974, Hội đồng Nội các chính phủ VNCH đã tổ chức một phiên họp, đi đến kết luận “tình hình Hoàng Sa đã trở nên báo động”, đồng thời thông báo chỉ thị của Tổng thống VNCH, nêu rõ: “Bộ Ngoại giao làm tất cả mọi hành động còn làm được có tính cách quốc tế và pháp lý quốc tế, để xác nhận thêm lần chót chủ quyền của ta trên quần đảo Hoàng Sa, từ khía cạnh lịch sử đến công pháp quốc tế qua các hội nghị quốc tế... Thông báo ngay bằng mọi cách cho các quốc gia vi phạm; Phổ biến một cách long trọng và rộng rãi những hành động và tuyên cáo hoặc tuyên bố... của Chính phủ ngay trong ngày hôm nay 16/01/1974. Đối với tàu và ghe lạ hiện có tại các đảo, Hải quân sử dụng tối đa luật lệ quốc tế đến sommations và dẫn độ với mục đích đuổi đi. Nếu họ sử dụng vũ lực thì trả lời bằng vũ lực. Cho lính Hải quân đổ bộ lên Robert và Duncan, nhổ cờ lạ, cắm cờ Việt Nam, đuổi người lạ đi. Hải quân có nhiệm vụ ngăn ngừa mọi hành động cắm cờ và đổ bộ người lên các đảo còn lại, ví dụ như Drummond và Money. Hải quân, nếu cần, phải được tăng cường phương tiện để bảo vệ tối đa chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Crescent và bằng mọi hành động thích ứng khi cần”.

Thế rồi, trong 2 ngày 17 và 18/1/1974, Trung Quốc trắng trợn tăng cường lực lượng quân sự và cố tình khiêu khích, họ huy động các chiến hạm tiến sâu vào hải phận phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Ở cái thế chẳng đặng đừng, VNCH đã quyết định khai chiến. Và, dĩ nhiên Trung Quốc chỉ chờ có thế...

Trận hải chiến lớn nhất và dữ dội nhất giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà và hải quân Trung Quốc nổ ra vào sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974. Một báo cáo mật lúc bấy giờ cho biết: "Ngày 19/1/1974, lúc 9 giờ, binh sĩ Trung Hoa nổ súng vào các binh sĩ Việt Nam trú đóng trên đảo Quang Hòa (cũng được gọi là đảo Duncan). Đồng thời, các chiến hạm Trung Cộng khiêu chiến các chiến hạm Việt Nam ở trong vùng, gây nhiều thương vong và thiệt hại vật chất. Ngày 20/1, 19 phi cơ của Không lực Trung Cộng đã từng bay trong không phận của vùng này từ ngày trước, tham gia chiến trận và thả bom xuống các vị trí Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa (Pattle), Cam Tuyển (Robert) và Vĩnh Lạc (Money).

Đến chiều ngày 20/1/1974, binh sĩ Trung Hoa đã đổ bộ lên tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Hoa có vẻ chuẩn bị trực chỉ quần đảo Trường Sa”. Với cuộc “tiểu chiến tranh” chớp nhoáng đó, Trung Quốc đã chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và làm cho 58 binh sĩ VNCH hy sinh trong khi bảo vệ Hoàng Sa. Đài BBC ngày 27/01/1974 đã nhận định: “Việc đòi chủ quyền của Trung Cộng không có gì là mới mẻ cả, điều mới mẻ là Trung Cộng đã dùng tới vũ lực. Việc chiếm đóng Hoàng Sa của Trung Cộng là để đảm bảo rằng các quần đảo nhỏ rải rác ở vùng phía Tây Thái Bình Dương ấy, không rơi vào tay các siêu cường Hoa Kỳ hay Liên Xô hoặc rơi vào tay các đồng minh của hai siêu cường này. Trung Cộng không muốn một ngày nào đó bỗng thấy các công ty đầu hỏa của Hoa Kỳ và Nhật Bản nhảy vào khai thác các tài nguyên trong khu vực này”. Nhìn nhận sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, một nhà báo Việt Nam cộng hòa lúc đó đã thấy được sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời vạch trần thủ đoạn “quen dùng” của Trung Quốc; khi ông này so sánh với việc Trung Quốc bất thần tấn công Liên Xô trước đó, ông viết: “Mặc dầu Trung Cộng không có một chút lý do nhỏ nào để đòi hỏi chủ quyền về nhóm đảo Hoàng Sa, nhưng về hình thức hành động của Trung Cộng trong biến cố này giống như biến cố Trân Bảo/Damansky trên sông Usturi giữa Trung Cộng và Liên Xô hồi tháng 2/1969 mà sáng kiến hoàn toàn do Trung Cộng. Đưa quân mai phục, cho lính giả làm thường dân dụng cờ khiêu khích, gây nổ súng, rồi ào tới đánh chiếm. Nam Việt không phải là Liên Xô để có đủ sức trả đũa. Về mặt chiến lược, hành động này của Trung Cộng có tầm quan trọng gấp bội, nếu so sánh với biến cố Trân Bảo. Bởi:

Sau khi chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tuyên bố "đã giải phóng Tây Sa" và lập tức cho đập phá các bia chủ quyền, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của Việt Nam... Chúng tôi cũng có được một số hình ảnh lúc bấy giờ cho thấy, để khuyếch trương cái gọi là đã "thu hồi" được Hoàng Sa, Trung Quốc cho quay phim, chụp ảnh giới thiệu bộ sậu "chính quyền của đảo Tây Sa" và các hoạt động thu nhặt hải sản, đặt "bia chủ quyền" có niên đại thời Nhà Thanh tại Hoàng Sa?!...

Theo chúng tôi, có một bài học lớn về trách nhiệm của VNCH trong việc để mất Hoàng Sa vào năm 1974 mà đến nay vẫn còn tính thời sự đó là: cần hết sức cảnh giác sự thỏa hiệp ngấm ngầm giữa các cường quốc và quái chiêu “ngư phủ, cờ lạ” nhằm liên tục tạo ra sự “tranh chấp” giả hiệu, để khi có điều kiện thì thực hiện một cuộc “tiểu chiến tranh” chớp nhoáng, chiếm toàn bộ, đặt dư luận Quốc tế trước một việc đã rồi mà Trung Quốc đã từng làm đối với Hoàng Sa của chúng ta. Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia là lâu dài, muôn đời, toàn diện, bao gồm tất cả các biện pháp chính trị, kinh tế, pháp lý, đối ngoại và khai thác trên thực địa; cần xử lý tỉnh táo, khéo léo những tình huống mới nảy sinh trong vấn đề tranh chấp biển đảo hiện nay, tránh không được mắc mưu để rơi vào “cái bẫy giăng sẵn từ lâu” của Trung Quốc. Nhất là phải làm sao để mọi người dân Việt Nam đều nhớ nằm lòng rằng "Hoàng Sa là của Việt Nam”.

vi tri quan trong ve giao thong hang hai va quoc phong cua hoang sa truong sa Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị ...

quan dao hoang sa truong sa va vi tri chien luoc quan trong ve kinh te Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế bởi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong ...

ban do trung quoc gian tiep cong nhan truong sa va hoang sa la cua viet nam Bản đồ Trung Quốc gián tiếp công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

Loạt bản đồ Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ và xuất bản đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của quốc gia ...

ThS Lưu Anh Rô - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 20/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974.
Học sinh Khánh Hòa được ngắm hình ảnh 3D sinh động về biển đảo quê hương

Học sinh Khánh Hòa được ngắm hình ảnh 3D sinh động về biển đảo quê hương

Những thước phim 3D tái hiện các hiện vật trong không gian ảo (mô hình tàu, cáng cứu thương, cột mốc chủ quyền, mô hình tàu Hải đội Hoàng Sa...) được tích hợp mô tả bằng hình ảnh, âm thanh sống động sẽ được giới thiệu đến các em học sinh của tỉnh Khánh Hòa qua Triển lãm số.
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7 đến 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Các tin bài khác

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.
Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988.

Đọc nhiều

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Ngày 21/4, tại Campuchia đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác và giao lưu giữa Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Cần Thơ; ...
Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Đây là hoạt động thường niên của lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Nga nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy ...
Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Vàng miếng SJC tụt về mốc 82 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới "rơi tự do".
Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Chiều 23/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU.
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động