Thoát nghèo ở đô thị: cần tiếp cận đa chiều
Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn nơi vùng cao biên giới. |
Sin Suối Hồ (Lai Châu): Từ “bản nghiện” vươn lên thoát nghèo nhờ làm du lịch, trồng địa lan, thảo quả Chúng tôi đến Sin Suối Hồ vào những ngày đầu thu. Sin Suối Hồ đổi thay rất nhiều với con đường nông thôn mới, nhà nhà xây dựng khang trang và từng đám trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh nô đùa bên khoảng sân trống hay ven đường. Từ thánh địa của cây thuốc phiện, bản Sin Suối Hồ đã khoác lên mình tấm áo mới. |
TP. Hồ Chí Minh: giảm nghèo từ cách tiếp cận đa chiều
Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Qua đó, từng bước nâng chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần của cả nước, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân thoát nghèo, duy trì kết quả giảm nghèo được bền vững.
Điển hình tháng 7/2020 vừa qua, Quận 11 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận quận đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020.
Theo đó, toàn quận không còn hộ dân có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống; 100% người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được sử dụng nguồn nước sạch, có đủ phương tiện để tiếp cận thông tin truyền thông đại chúng và con em được hỗ trợ, miễn giảm học phí; tổng số điểm thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội từ 40 điểm trở lên.
Chương trình trao tặng sinh kế cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. |
Theo ông Trần Phi Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11, những năm qua, công tác giảm nghèo trong đã đi vào chiều sâu, lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xác định đúng thực trạng nghèo, nhu cầu cần hỗ trợ của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được các cấp quan tâm đúng mức.
Công tác giải ngân, tiếp cận các nguồn vay để tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao tay nghề, thu nhận lao động nghèo đã cải thiện dần mức thu nhập của người dân lao động nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Ngoài chính sách, hộ cận nghèo, hộ nghèo ở đây còn thường xuyên được tư vấn, trợ giúp pháp lý, mặt trận và các đoàn thể chăm lo toàn diện thông qua các chương trình như “Người có giúp người khó”, “Ngày Tiết kiệm phụ nữ nghèo”; mô hình phiếu rửa xe của Đoàn thanh niên, công trình “Tem phiếu thanh niên”, “Shipper 0 đồng”, sửa chữa nhà tình bạn...
Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các phường tiến hành kẻ vạch sơn trên các tuyến đường, lấy ý kiến của các hộ dân xung quanh sắp xếp cho các hộ nghèo được tiếp tục kinh doanh để tạo nguồn thu nhập của các hộ vẫn được đảm bảo ổn định mà không gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị.
Tại quận Tân Phú, đầu giai đoạn 2019 - 2020, có 419 hộ nghèo, 536 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2019, bằng nhiều giải pháp an sinh xã hội thiết thực, hiệu quả, trợ vốn, trợ nghề, giới thiệu việc làm cùng với các hình thức chăm lo về mặt xã hội khác như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, tặng học bổng, nâng cấp cơ sở hạ tầng về cải thiện môi trường, điều kiện sinh hoạt cho hộ nghèo.
Qua đó, quận Tân Phú đã giảm được 296 hộ nghèo, 370 hộ cận nghèo. Theo ông Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, đạt được kết quả trên là do địa phương thực hiện nhiều mô hình linh hoạt trong hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo, kéo giảm các chiều thiếu hụt về mặt xã hội; qua đó giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố nhận định: “Chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố thành công nhất chính là khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, hộ nghèo; có sự chung tay của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong hỗ trợ người nghèo, khơi sức dân để lo cho dân”.
Đến 30/6/2020, thành phố Hồ Chí Minh còn 9.672 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,39% tổng số hộ dân thành phố và 22.864 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,93% tổng số hộ dân thành phố. Theo UBND Thành phố, chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố đã có 5 quận và 85 phường của 12 quận không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố thu nhập dưới 28 triệu đồng/người/năm và thu nhập từ 28 triệu đồng đến dưới 36 triệu đồng/người/năm là hộ cận nghèo. Đặc biệt có, 1 quận và 22 phường của 8 quận không còn hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố giai đoạn 2019 – 2020. Đây là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo thành phố và cả hệ thống chính trị từ thành phố, quận huyện, xuống từng tổ dân phố. |
Người nghèo thành thị: nhiều trăn trở
Tại các đô thị lớn, người nghèo đô thị phải sống ở nơi tồi tàn, chật chội, không sở hữu hoặc sở hữu một cách không chính thức nơi ở, và những điều kiện sống thấp kém đi kèm như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và mất an ninh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu tiêu chí đánh giá nghèo ở Việt Nam được bổ sung thêm tiêu chuẩn tình trạng nhà ở xuống cấp và điều kiện sống, bên cạnh các tiêu chí về thu nhập và chi tiêu thì tỷ lệ nghèo ở đô thị sẽ tăng lên gấp vài lần so hiện tại.
Chính vì thế, dù Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm địa lý, dân số và nhà ở khác nhau nhưng đều đang đối mặt những khó khăn chung như hạ tầng đô thị yếu kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so mặt bằng thu nhập của người dân, chính sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất còn nhiều bất cập. Chưa kể, ở đô thị còn có tình trạng người nhập cư nghèo, không có chỗ ở ổn định, không có hộ khẩu để chính quyền đưa vào diện cần giúp đỡ lâu dài.
Mức sống cao ở thành thị khiến người nghèo phải đối mặt nhiều khó khăn. |
Tại Diễn đàn Xu thế dòng tiền vào bất động sản năm 2020, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết: Ở các nước khác, người nghèo ở trung tâm vì không có phương tiện đi lại, chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, người giàu đi ra bên ngoài, ở vùng ven vì sẵn phương tiện đi lại. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, người không có phương tiện, phải dùng phương tiện công cộng thì ở vùng ven, còn người giàu thì ở ngay trung tâm.
Theo thống kê vào cuối năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 1,9 triệu hộ nghèo và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Trong khi theo tiêu chí xác định hộ nghèo ở thành thị là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng nhưng thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội như y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; nguồn nước sinh hoạt… Còn ở nông thôn là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 700.000 đồng đến một triệu đồng và thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản… Như vậy, chênh lệch thu nhập giữa thị dân và nông dân chỉ là 200.000 đồng. Thế nhưng trên thực tế, người nghèo ở đô thị đối mặt nhiều khó khăn hơn, bởi mức sống ở thành phố cao hơn ở nông thôn.