Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên
Tập huấn chuyên sâu về chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bán người Các tư vấn viên đường dây nóng 111 và các cán bộ các Sở, ban ngành liên quan tại 4 tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, ... |
Huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc Sốp Cộp là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Sơn La, có 7/8 xã là xã vùng III đặc biệt khó khăn; điều ... |
Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội cơ bản ổn định, các chính ... |
Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Điện Biên, sau khi điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính vào năm 2012, huyện Mường Chà có tổng diện tích đất tự nhiên là gần 120.000ha. Dân số toàn huyện là hơn 42.000 người với 13 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó, dân tộc Mông chiến 66%, dân tộc Thái chiếm 16%, dân tộc Khơ Mú chiếm khoảng 6%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 8%, còn lại là các dân tộc khác. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh với nhiều chương trình, dự án đã thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện phát triển tích cực. Các mặt văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững.
Thông qua các chương trình dự án huyện Mường Chà đã đầu tư nâng cấp hàng trăm km đường bê tông liên bản, liên xã tạo thuận lợi cho người dân đi lại và phát triển kinh tế |
Trao đổi với ông Trang A Lử, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà cho biết: Có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vươn lên của đồng bào dân tộc thì Mường Chà còn có sự hỗ trợ quan trọng từ các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều năm qua.
Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình, dự án như: Các chương trình 134, 135 CP; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Quyết định 102 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó; Quyết định 755 Thủ Tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở thôn bản đặc biệt khó khăn…. Tổng vốn đầu tư phát triển do huyện quản lý lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Bằng nguồn vốn đó huyện đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình phúc lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: Nước sạch sinh hoạt, đường giao thông liên bản, thủy lợi. Các công trình này hoàn thành đưa vào sử dụng đã đe, lại hiêu quả thết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương trao đổi hàng hoá của nhân dân, người dân có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó cũng khẳng định những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã đi vao từng ngõ ngách trong đời sống của nhân dân vùng cao, biên giới. Góp phần tích cực vào việc giảm nghèo bền vững, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các vùng, thay đổi diện mạo nông thôn.
Cây dưa đang mang lại nguồn thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc của huyện Mường Chà |
Ngoài những chương trình, dự án đầu tư cho hạ tầng cơ sở, những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mường Chà cũng được hưởng nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ sinh kế, phát triển kinh tế hộ như: Hỗ trợ giống cây, con phát triển nông nghiệp cho nhân dân; chính sách hỗ trợ tiền điện cho đồng bào nghèo; chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; hay như chính sách hỗ trợ vay vốn xóa đói, giảm nghèo đối với những hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng như chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí theo Nghị định của Chính phủ.
Ông Nguyễn Minh Phú, Bí thư huyện ủy cho biết: Có thể khẳng định, từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, các chính sách đầu tư, hỗ trợ đời sống, sản xuất, sinh hoạt mà đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Chà từng bước được nâng lên. Đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với khoa học kỹ thuật thông qua các mô hình khuyến nông, khuyến lâm áp dụng trong sản xuất, thâm canh tăng vụ, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thì bộ mặt kinh tế, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc huyện Mường Chà không ngừng đổi thay nhanh chóng.
Bộ mặt nông thôn ở vùng sâu, vùng biên giới của huyện Mường Chà đã và đang đổi thay từ ngày |
Từ những kết quả đã đạt được, cùng với những chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, điều này sẽ là động lực và nguồn động viên giúp đỡ đồng bào các dân tộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên tiếp tục vươn lên cải thiện đời sống, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực khó khăn và vùng thuận lợi. Từ đó, tạo động lực để đồng bào, nhân dân các dân tộc xây dựng Mường Chà ngày một phát triển. /.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Cần thay đổi tư duy trong xây dựng chính sách Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị trực tuyến về "Triển khai kế hoạch thực hiện ... |
Bệ đỡ chính sách giúp bất động sản tăng tốc Tác động tiêu cực của Covid-19 tới thị trường BĐS là không thể tránh khỏi nhưng khi nhu cầu vẫn lớn, các bệ đỡ về ... |