Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam 28/6
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, hôm nay (23/10), Quốc hội sẽ dành nguyên một ngày thảo luận ở hội trường dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho hay, một số ý kiến ĐBQH và nhiều Đoàn ĐBQH tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thêm một ngày nghỉ lễ có hưởng lương.
Tuy nhiên, các ý kiến này không tán thành lựa chọn ngày 27/7 mà đề xuất chọn Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hoặc một ngày khác.
Tại kỳ họp trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban soạn thảo dự án Bộ luật đã xin rút đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ lễ có hưởng lương là ngày 27/7 hàng năm.
Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh |
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội lần này, Chính phủ tiếp tục đề nghị "giữ nguyên số ngày nghỉ lễ như hiện nay, không đề xuất thêm ngày nghỉ".
Qua quá trình lấy ý kiến, tiếp thu kiến nghị của các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội theo 2 phương án:
Phương án 1, không bổ sung ngày nghỉ lễ; phương án 2, bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 dương lịch).
Theo quy định hiện hành, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau: Tết Dương lịch 1 ngày; Tết Âm lịch 05 ngày; ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch); ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch); ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2/9 dương lịch); ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Việc tăng thêm ngày nghỉ cần được thảo luận, xem xét kỹ lưỡng. Ảnh minh hoạ. |
Về đề xuất tăng thêm giờ làm thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đề xuất 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Cụ thể, phương án 1, quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành. Đồng thời, ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.
Phương án 2, nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ.
Theo dự kiến chương trình, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Xem thêm:
Cử tri kiến nghị làm rõ trách nhiệm Bộ GD-ĐT vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình và Sơn La Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, cử tri nhiều địa phương kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong ... |
Đề xuất thêm 3 ngày nghỉ dịp Quốc khánh Góp ý về một số nội dung lớn trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ... |
Đề xuất bổ sung thêm ít nhất 3 ngày nghỉ trong năm Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) cho biết sẽ đưa ra đề xuất bổ sung thêm ít nhất 3 ngày ... |
Đề xuất nghỉ 2 ngày dịp tết Dương lịch Liên quan đến các nội dung trong Bộ luật Lao động sửa đổi, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đang xem xét cân nhắc đề xuất ... |
Đi làm dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động được hưởng lương bao nhiêu? Mặc dù Quốc khánh 2/9 là ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ Luật Lao động, song có không ít người lao động, đặc ... |
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 không lo mất điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các đơn vị trực thuộc không thực hiện cắt điện trong thời gian từ 0h ngày ... |