Nhóm cổ đông Eximbank gửi đơn kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước
Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội? Việc chuyển trụ sở chính của Eximbank ra thủ đô có thể được coi là một động thái nhằm thắt chặt quan hệ chiến lược với các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng là Gelex. |
Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 nghìn tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Eximbank tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.218 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. |
Theo thông tin từ nhóm cổ đông này thì kiến nghị đó đã nêu ra những bất cập trong điều hành, quản lý của một số thành viên HĐQT, cũng như vi phạm nhiều tiêu chí trong Chuẩn mực Basel (tiêu chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng).
Nhóm cổ đông gửi đơn kiến nghị nêu nhiều tồn tại ở Eximbank |
Ngày 25/11, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa chấp nhận đưa kiến nghị của nhóm cổ đông vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường dự kiến được tổ chức vào ngày 28/11.
Cụ thể, văn bản đề ngày 19/11 của nhóm cổ đông nêu trên kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam do xét thấy cần thiết. Nguyên nhân đều là do không tham dự đầy đủ số lần tham dự họp HĐQT và lấy ý kiến bằng văn bản.
Trước thông tin này, một nhóm cổ đông sở hữu 5,66% tổng số cổ phần Eximbank cho rằng kiến nghị đó đã bộc lộ những bất cập trong điều hành, quản lý, cũng như vi phạm nhiều tiêu chí trong chuẩn mực Basel (tiêu chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng).
Theo đó, sự việc được cho là bắt đầu từ ngày 6/11/2024, khi một số thành viên HĐQT đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 366/2024/EIB/HĐQT về việc chấp nhận và đưa kiến nghị của nhóm cổ đông yêu cầu miễn nhiệm chức danh thành viên ban kiểm soát đối với ông Ngô Tony.
Lý do được đưa ra là: “Ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát Eximbank, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông".
“Tại sao lại muốn gạt bỏ ông Ngô Tony khỏi vị trí trưởng ban kiểm soát? Có phải vì liên quan đến việc ông Ngô Tony gửi báo cáo, phản ánh các sai phạm của một số thành viên HĐQT đến các cơ quan chức năng? Đề nghị miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú có phải vì họ luôn có quan điểm phản biện và đứng về phía kiểm soát rủi ro?”, nhóm sở hữu 5,66% cổ phần Eximbank đặt câu hỏi.
Theo nhóm cổ đông 5,66%, các ngân hàng phải đạt các tiêu chí về Basel (“Giám sát - Minh Bạch - Quản trị rủi ro”) do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay Trưởng Ban kiểm soát là ông Ngô Tony ngoài việc bị đề xuất bãi nhiệm còn bị hạn chế các quyền tiếp cận hồ sơ, công bố thông tin, và báo cáo cổ đông, cơ quan chức năng khi phát hiện rủi ro.
Nhóm cổ đông 5,66% cũng cho rằng việc tiếp tục bất ngờ đề nghị bãi nhiệm 2 thành viên HĐQT có quan điểm phản biện ngay trước thềm đại hội cổ đông bất thường của Eximbank cần được Ngân hàng Nhà nước nghiêm khắc đánh giá về các tiêu chí trong chuẩn mực Basel.
“Do cấu trúc ngân hàng không có vị trí CRO (Giám đốc kiểm toán rủi ro) độc lập, Ban Giám sát và Thành viên HĐQT phải thực hiện nghiêm hoạt động giám sát rủi ro, công bố thông tin, báo cáo minh bạch thông qua phản biện. Mọi hành vi gây khó khăn hay tìm cách loại bỏ sự giám sát này sẽ mang lại sự rủi ro lớn và kết quả rủi ro tài chính, thanh khoản hay rủi ro sụp đổ đặc biệt trong tình hình hiện nay. Sự loại bỏ hay vô hiệu hóa các nhân sự đóng góp vào giám sát rủi ro như Trưởng Ban kiểm soát hay các thành viên HĐQT có quan điểm đề cao quản trị rủi ro sẽ cần sự kích hoạt của vai trò giám sát đặc biệt của cơ quan chức năng.
Chúng tôi đề xuất Ngân hàng Nhà nước gấp rút thiết lập cơ chế giám sát đặc biệt hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc Eximbank, đồng thời rà soát lại các tiêu chí quản trị doanh nghiệp”, nhóm cổ đông 5,66% kiến nghị.
Eximbank muốn đổi trụ sở chính ra Hà Nội |
Được biết, hiện Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Eximbank có 7 thành viên. Chủ tịch Eximbank hiện nay là ông Nguyễn Cảnh Anh - Tổng giám đốc Công ty Amya Holdings. 4 phó chủ tịch là bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Nguyễn Hồ Nam, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc.
Hai thành viên hội đồng quản trị còn lại là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng (thành viên độc lập).
Ngày mai 28/11, Eximbank dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội, 44 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. Trong đó, nội dung tâm điểm là tờ trình thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng. Theo đó, trụ sở chính hiện nay của EIB đặt tại tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. HĐQT Eximbank đề xuất thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính sang địa điểm mới là số 27 - 29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. |
Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) vừa công bố thông tin bất thường về việc HĐQT triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024. |
Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý IV/2024 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2024 lần 1. |
Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội? Việc chuyển trụ sở chính của Eximbank ra thủ đô có thể được coi là một động thái nhằm thắt chặt quan hệ chiến lược với các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng là Gelex. |
Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 nghìn tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Eximbank tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.218 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. |