Sôi động tinh thần Bandung
Theo diễn biến, tới ngày 24/4/1955, Hội nghị đã ban hành Bản tuyên bố 10 điểm nhằm "tăng cường hòa bình đoàn kết và hợp tác" giữa các nước Á - Phi.
Bản tuyên bố là một văn bản lịch sử trong tiến trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và đoàn kết quốc tế đồng thời góp phần tạo ra nguyên tắc cho quan hệ quốc tế đương đại. Đồng thời, bản tuyên bố cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của một lực lượng chính trị mới - lực lượng thứ ba trong trật tự thế giới hai cực của chiến tranh lạnh, là sự biến đổi về chất của quá trình đấu tranh lâu dài và liên tục qua nhiều thế kỷ của nhân dân các nước Á - Phi chống chủ nghĩa thực dân xâm lược.
Hội nghị Bandung tại Indonesia, năm 1955 (Ảnh: Internet) |
Hành trình gần 7 thập kỷ của "tinh thần Bandung" mang tính lịch sử. Nó đã chứng kiến thắng lợi to lớn của các nước đang phát triển, các nước thế giới thứ ba. Chủ nghĩa thực dân cũ về cơ bản đã bị xóa bỏ. Phong trào không liên kết ra đời và phát triển từ năm 1961 cũng như Nhóm G77 hình thành và có tiếng nói quan trọng tại diễn đàn Liên hợp quốc và tại các diễn đàn quốc tế đa phương khác. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền hòa bình và an ninh của các nước được tăng cường và cuộc đấu tranh vì một trật tự kinh tế thế giới mới phát triển đã định vị cho các cuộc đối thoại Bắc - Nam và Nam - Nam cũng như phong trào đoàn kết Nam - Nam.
"Tinh thần Bandung" cũng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy xu thế hòa bình hợp tác phát triển thành xu thế chủ lưu của thế giới. Cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau, bảo vệ độc lập chủ quyền của các nước, tăng cường đối thoại hòa bình gắn kết một cách biện chứng phong trào đoàn kết và hợp tác Á - Phi - Mỹ Latinh và thế giới.
Điều đó không chỉ là cốt lõi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc mà cả trong những nỗ lực chung của nhân loại đối phó với những thách thức toàn cầu không chỉ là nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang mà những vấn đề ngày càng nổi lên như biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh.
Hội nghị Bandung được coi là “tinh thần Bangdung” với hai cột trụ cơ bản. Thứ nhất là cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, bảo vệ chủ quyền an ninh và độc lập tự chủ của các nước dựa theo những nguyên tắc của Liên hợp quốc. Thứ hai là đoàn kết hợp tác giữa các nước về chính trị, kinh tế, văn hóa để phát triển vì hòa bình và công lý. |
"Tinh thần Bandung" là động lực thúc đẩy phong trào hòa bình và đoàn kết quốc tế, là cơ sở để đưa ra các sáng kiến khu vực và toàn cầu của các nước như việc thành lập các Tổ chức hợp tác châu Phi (OAU), hợp tác vùng Vịnh , Nam Á (SARAC) , ASEAN… nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Đã có nhiều nước Á - Phi - Mỹ Latinh tham gia vào các diễn đàn đa phương tại Liên Hợp quốc.
Tinh thần Bandung đã thúc đẩy việc ra đời rất nhiều các tổ chức nhân dân dân chủ tiến bộ, như: Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi (APPSO) thành lập ngày 1/1/1957 tại thủ đô Cairo (Ai cập) và gần đây vào những năm đầu thế kỷ 21 là các diễn đàn nhân dân đa phương trên phạm vi thế giới và khu vực như Diễn đàn xã hội thế giới, diễn đàn nhân dân Đông Nam Á, Diễn đàn nhân dân Á - Âu. Những sự kiện đó là minh chứng sống động của tinh thần Bandung.
Riêng với Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi (APPSO), ngay tại lễ khai mạc, ông Natxe - Tổng thống Ai Cập - phát biểu cho rằng: "tinh thần Bandung" là động lực dẫn đến việc thành lập APPSO.
Hàng năm, kỷ niệm ngày diễn ra Hội nghị Bandung đã trở thành ngày kỷ niệm quan trọng không những của các nước đang phát triển tại khu vực Á - Phi - Mỹ Latinh mà cả thế giới, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác, tiếp tục khôi phục và làm sống động "tinh thần Bandung" trong một thế giới đang diễn ra những diễn biến rất phức tạp và khó lường.
Năm 2005, nhân kỷ niệm 50 năm Hội nghị Bandung, tại thủ đô Jakarta (Indonesia), gần một trăm vị nguyên thủ các nước Á - Phi đã tham gia các hoạt động kỷ niệm và cùng nhau khẳng định tiếp tục làm sống động "tinh thần Bandung" bằng Tuyên bố cấp cao về việc xây dựng Đối tác hợp tác chiến lược Á Phi mới (NAASP) nhằm thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng hơn, cụ thể hơn, có cơ cấu chặt chẽ và hệ thống hơn.
Với Việt Nam, tinh thần Bandung đã được thể hiện rõ nét trong phong trào đoàn kết và phong trào hòa bình đoàn kết ủng hộ Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát huy “Tinh thần Bandung” cũng là nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một nước thuộc địa, với truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế, Việt Nam đã đóng góp vào việc duy trì và phát huy tinh thần Bandung.
Trong lịch sử, Việt Nam đã nhiều lần cử các đoàn cấp cao dự Hội nghị: Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự Hội nghị Bandung năm 1955, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tham gia Hội nghị kỷ niệm lần thứ 50 năm 2005 và Chủ tịch nước Trương Tấn sang đã tham dự kỷ niệm 60 năm ngày Hội nghị Bandung tại Indonesia.
Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực của Phong trào Không liên kết, nhóm G77, của tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi APPSO và các diễn đàn nhân dân. Việt Nam luôn nhận được sự đoàn kết và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân các nước Á - Phi đồng thời cũng có những đóng góp to lớn vào việc duy trì và làm sống động “tinh thần Bandung” .
Hội nghị Bandung cũng như "tinh thần Bandung" đã có hành trình gần 70 năm, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do, vì tiến bộ của các dân tộc không chỉ ở khu vực Á - Phi - Mỹ Latinh mà lan tỏa trên toàn trên toàn thế giới. Đề cao tinh thần Bandung là đề cao động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình an ninh, độc lập dân tộc, phát triển hợp tác và thịnh vượng của nhân dân các nước Á - Phi - Mỹ la tinh và nhân dân thế giới. |
Ủy ban Hòa bình Việt Nam đóng góp thiết thực, trách nhiệm vào hòa bình thế giới Các hoạt động của Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã đóng góp chung cho công tác đối ngoại nhân dân của Việt Nam, cho việc thúc đẩy, bảo vệ hình ảnh, lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam cũng như cho phong trào nhân dân khu vực và quốc tế. |
Vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển: Nghĩa tình nơi biên giới Dọc dải biên cương, cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ khăng khít; một bộ phân dân cư có quan hệ thân tộc, dòng họ lâu đời. Tình nghĩa đó được vun đắp thêm từ việc Nhân dân hiểu rõ và thực hiện hiệu qua chủ trương tăng cường giao lưu, kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau của Đảng, Nhà nước ta. |