Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy: chúng ta sẽ xây dựng tương lai sáng lạng hơn khi cùng đối diện với quá khứ và cùng hoà giải
Khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong các trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ Ngày 28/5/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken để trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hòa bình chỉ bền vững khi những hậu quả của chiến tranh, bom mìn được giải quyết Ngày 8/4, Việt Nam đã tổ chức Phiên Thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” dưới hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội. Phiên thảo luận do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021. |
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, lãnh đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, Văn phòng 701 và Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tham dự sự kiện.
Tham dự hội thảo về phía Hoa Kỳ có: Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ; bà Lise Grande, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Viện Hòa bình Hoa Kỳ; lãnh đạo các cơ quan Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; Giám đốc Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Theo TTXVN, giới thiệu về hội thảo, bà Lise Grande cho rằng đây là dịp để các cơ quan, các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia của Hoa Kỳ và Việt Nam hiểu rõ được những kết quả nổi bật đã đạt được trong hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ. Đồng thời xác định những định hướng trong tương lai để thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa hai bên về lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học, cùng với hợp tác tìm kiếm quân nhân mất tích sau chiến tranh ở Việt Nam.
Hội thảo trực tuyến “Khắc phục hậu quả chiến tranh, cùng nhau tiến về phía trước” do Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức. |
Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ cho biết hơn trong 40 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã giúp đỡ tìm kiếm hàng trăm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, thậm chí hỗ trợ tìm kiếm kể cả trong những năm tháng bị Hoa Kỳ cấm vận. Sự hỗ trợ này không những làm vơi đi nỗi đau cho các gia đình quân nhân Hoa Kỳ mà còn góp phần tăng cường lòng tin thắt chặt thêm mối quan hệ song phương giữa hai nước. Hiện giờ Mỹ đang thực hiện bước đi đầu tiên để đáp lại những năm tháng Việt Nam hợp tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy phát biểu tại hội thảo. |
Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ về quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam mất tích trong chiến tranh đã được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào ngày 29/7 vừa qua, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước. Hội thảo sẽ là cơ hội để hai bên tìm ra các biện pháp để triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác thời gian tới.
"Ngày hôm nay chúng ta sẽ xây dựng một tương lai sáng lạng hơn khi chúng ta cùng đối diện với quá khứ và cùng hoà giải", Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy chia sẻ.
Phát biểu tại Hội thảo trực tuyến, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam - Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với Chính phủ, Quốc hội, nhân dân Hoa Kỳ và cá nhân Ngài Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ đã cùng với Việt Nam tổ chức nhiều hành động có ý nghĩa quan trọng trong khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin ở Việt Nam cũng như thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến thông báo kết quả chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và đánh giá cao cam kết của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục hỗ trợ nguồn lực trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là tẩy độc dioxin tại Dự án khu vực sân bay Biên Hòa (Đồng Nai); khắc phục hậu quả bom mìn và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh. Những kết quả và sự nỗ lực cố gắng của hai bên đã đạt được là quan trọng, góp phần xây dựng lòng tin, hàn gắn quan hệ giữa hai nước.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu tại hội thảo. |
Theo Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề cấp bách, đã và đang đe dọa đến cuộc sống của người dân, gây ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Do khối lượng, diện tích ô nhiễm bom mìn rất lớn, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến mong muốn các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin như trong cam kết của lãnh đạo cấp cao của hai nước. Đồng thời xác định những giải pháp mới, có tính đột phá nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác để thực hiện có hiệu quả cao hơn, nhanh hơn trong khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin.
Trước mắt, cần tiếp tục huy động bảo đảm nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xử lý toàn bộ khu vực sân bay Biên Hòa; tiếp tục mở rộng, có hình thức phù hợp, hiệu quả hơn để chăm sóc y tế, việc làm cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, bảo đảm cho họ vượt qua những nỗi đau về thể chất và tinh thần và những khó khăn trong cuộc sống; tiếp tục hợp tác tăng tốc độ rà phá bom mìn ở Việt Nam, bảo đảm đạt 50 - 70 vạn ha/năm. Trên cương vị là Trưởng Cơ quan Thường trực 701, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác có ý nghĩa quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Ủy viên Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 515 nhấn mạnh, trên tinh thần Bản ghi nhớ về hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam đã ký kết, phía Hoa Kỳ cung cấp thông tin, tài liệu, kỷ vật có liên quan đến quân nhân Việt Nam hy sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh. Đồng thời tổng hợp các tài liệu có liên quan, đối chiếu, so sánh, sàng lọc thông tin, số hóa dữ liệu từ các hồ sơ có sẵn, chuyển cho Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ để hỗ trợ công tác nghiên cứu và tìm kiếm, hài cốt liệt sĩ có hiệu quả.
Cùng với đó vận động các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam sưu tầm, chia sẻ, cung cấp cho Việt Nam những thông tin, tài liệu phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và năng lực nghiên cứu, phân tích, nhận dạng hài cốt liệt sĩ; hỗ trợ đào tạo và trang thiết bị kỹ thuật cho Việt Nam để tiến hành công tác nghiên cứu, điều tra và khai quật những khu vực, vị trí có, hoặc có thể có hài cốt quân nhân Việt Nam hy sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh; góp phần giúp nhân dân hai nước hiểu rõ về nỗ lực của các bên trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ nói riêng.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Hà Kim Ngọc chia sẻ: "Trong chương mới của mối quan hệ hợp tác đã được bình thường hoá, một lĩnh vực hợp tác mà đã chứng kiến rất nhiều những nỗ lực không mệt mỏi và biền bỉ của hai bên là giải quyết, khắc phục hậu quả chiến tranh. Chúng ta có thể tự hào đây là một điểm sáng, một mốc son trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thành tựu trong lĩnh vực này, tạo nền tảng quan hệ tiếp theo cho Việt Nam - Hoa Kỳ.
UNDP viện trợ 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Quảng Ngãi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký phê duyệt gói hỗ trợ, viện trợ quốc tế khẩn cấp của UNDP để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ tại các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Bình Sơn và thị xã Đức Phổ. |
KOCHAM hỗ trợ Quảng Nam, Quảng Bình 2,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai Ngày 16/12, Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) đã trao 2,2 tỷ đồng hỗ trợ hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình khắc phục hậu quả thiên tai. |