"Sai lầm nghiêm trọng" của tình báo Mỹ trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh
Báo Mỹ: Không có bằng chứng về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống |
Thủ lĩnh tối cao lực lượng phiến quân tại Syria thiệt mạng trong một cuộc xung đột |
Tình báo Mỹ đã mắc ba sai lầm nghiêm trọng liên quan đến cuộc xung đột ở nước cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng: Washington mất cảnh giác, không lường trước được hành động của Moscow và không biết về chi tiết của cuộc đàm phán giữa các tổng thống Putin và Erdogan, theo tạp chí National Interest của Mỹ.
Cuộc xung đột ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh leo thang từ ngày 27/9. Nguồn: Washington Times |
Tạp chí National Interest vừa trích dẫn ba thất bại của tình báo Mỹ trong cuộc xung đột ở nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh.
Trong đó, sai lầm đầu tiên là việc Hoa Kỳ dường như đã bị bất ngờ trước sự bùng nổ của các hành động thù địch.
Sai lầm thứ hai là không lường trước được những bước đi của Nga. Và đặc biệt là việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga trong khu vực xung đột sau các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Moscow, Yerevan và Baku, bên ngoài khuôn khổ của nhóm Minsk do Hoa Kỳ đồng chủ trì cùng với Nga và Pháp.
Thất bại thứ ba liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt là sự thiếu hiểu biết về các chi tiết của cuộc đàm phán Nagorno-Karabakh giữa hai ông Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan.
Được biết, các nguyên thủ Nga, Armenia và Azerbaijan từng ký một tuyên bố chung vào đêm 9-10/11 về việc chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch trong khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Một đội quân gìn giữ hòa bình của Nga được triển khai trong khu vực song song với việc rút quân của lực lượng vũ trang Armenia. Các bên tham gia xung đột phải trao đổi tù nhân chiến tranh, con tin và những người bị giam giữ khác.
Khu vực Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.
Căng thẳng tái bùng phát từ sáng 27/9 sau khi nổ ra các vụ đụng độ ác liệt giữa hai bên, đến nay đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Quan ngại nguy cơ rò rỉ thông tin tuyệt mật sau khi ông Trump rời nhiệm sở |
Thượng nghị sỹ Mỹ tuyên bố sẽ can thiệp nếu chính quyền Trump không để Biden tiếp cận báo cáo mật |