Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm
Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người già cần những gì? Tác hại khi lạm dụng các loại hạt dinh dưỡng Hơn 100 người dương tính với ma túy trong quán bar Diamond Luxury ở Bình Dương |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn |
Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số lượng tử vong trên toàn cầu) và vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Cứ 10 người chết thì có 7 người do bệnh không lây nhiễm, tập trung ở các bệnh như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính.
Năm 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phá nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh. Cụ thể, vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%...
Theo TS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, chế độ dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, một trong những nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm là vấn đề thừa cân, béo phì. TS Trương Hồng Sơn cho biết, khoảng 20 năm trở lại đây, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp 3 lần và không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn.
“Trước kia, tỷ lệ này phần lớn ở phụ nữ thì bây giờ đã ở cả nam giới và thậm chí ở trẻ em. Một số nghiên cứu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, đặc biệt là các trường học tư thục, tỷ lệ béo phì có những trường chiếm khoảng 30% (tức là cứ 3 cháu có 1 cháu bị thừa cân, béo phì), điều này dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm trong thời gian tới nếu không có các giải pháp chặt chẽ”- TS Trương Hồng Sơn cho biết.
Ảnh minh hoạ |
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, để ứng phó với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt "Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đọan 2013-2020”.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hiện Việt Nam đã đạt 9 trong số 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng chống bệnh không lây nhiễm.
“Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ các nghị quyết, Chương trình hành động, Đề án về tăng cường y tế cơ sở, đặc biệt là Quyết định 2348 của Bộ Y tế về nâng cao năng lực đối với tuyến y tế cơ sở. Hiện Bộ đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc bệnh không lây nhiễm từ tuyến cơ sở.”- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.