Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm
PV 20/07/2021 13:57 | Cần biết
![]() |
Ảnh minh họa |
Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là phương pháp khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm phù hợp với chuẩn nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Phương pháp xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình là phương pháp xác định thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng trước thời điểm rà soát, không tính khoản trợ cấp hoặc trợ giúp xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình.
Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm như sau:
- Định kỳ mỗi năm 01 lần: Thực hiện từ ngày 01/ 9 đến hết ngày 14/12 của năm;
- Thường xuyên hằng năm: Mỗi tháng 01 lần, thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
Thời gian xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm gồm: 1- Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát; 2- Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình; 3- Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát; 4- Niêm yết, thông báo công khai; 5- Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; 6- Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
Trong đó, về tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát, thành phần cuộc họp: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.
Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát (chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo). Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thực hiện rà soát lại theo quy định; kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã).
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm
Về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm, hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên theo quy trình quy định, quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định cũng quy định quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình gồm:
- Hộ gia đình quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp có giấy đề nghị xác nhận hộ có mức sống trung bình, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức xác định thu nhập của hộ gia đình; niêm yết, thông báo công khai kết quả tại trụ sở xã trong thời gian 05 ngày làm việc, tổ chức phúc tra trong thời gian 03 ngày làm việc (nếu có khiếu nại) và quyết định công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cũng liên quan tới công tác xóa đói giảm nghèo, tại Công văn số 4850/VPCP-KGVX ngày 19/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ hoàn thiện Tờ trình, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Báo cáo tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung; ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình (Báo cáo đề xuất chủ trương, Báo cáo tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kèm theo), gửi Quốc hội theo quy định và báo cáo tại phiên họp toàn thể.
Sau khi Quốc hội thông qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện các thủ tục thẩm định theo quy định đối với báo cáo khả thi của Chương trình trong đó có 2 tiểu dự án hỗ trợ về nhà ở và cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Kỳ tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam Việt Nam đã tạo ra kỳ tích về xóa đói giảm nghèo khi tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống còn hơn 2%. Năm 2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm. Với kết quả đó, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. |



Đáng chú ý
Hà Nội được bình chọn là điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới

Bài viết mới
Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

Năm 2023: Viện Khổng Tử (Đại học Hà Nội) tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK trở lại

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.