Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững
UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương Sau 5 năm họp trù bị và một thập kỷ nỗ lực đàm phán, Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) được thông qua ngày 30/4/1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982). |
Chung tay vì các vùng biển hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững “Chung tay vì các vùng biển hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững” là thông điệp mà Chương trình “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ nhất, năm 2022 gửi tới các quốc gia có biển; các cá nhân, tổ chức có liên quan đến biển. |
Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (KT). |
Từ ngày 5-6/1 tại Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình dưới sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch vùng bờ).
Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành của Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; các tổ chức quốc tế; các chuyên gia, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia biển với đường bờ biển dài hơn 3.260 km cung cấp vốn tự nhiên lớn cho phát triển kinh tế biển và có nhiều tiềm năng điện gió ven bờ và ngoài khơi, nếu được phát triển hợp lý sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giúp Việt Nam đạt được các cam kết trung hòa carbon vào 2050.
Nhằm phát huy tiềm năng to lớn này, Việt Nam đã ban hành Nghị Quyết số 36/NQ-TW của Trung ương năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đặt ra giải pháp quan trọng là xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại hội thảo (Ảnh: KT). |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định: “Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài, nhiều đảo; đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi, tài nguyên biển và tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo và tăng cường hợp tác quốc tế".
Ông Lê Minh Ngân cho rằng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là loại quy hoạch đa ngành, khó và phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận không gian, tổng hợp.
Do vậy, ông mong muốn “thông qua hội thảo, các trao đổi, thảo luận tích cực, trách nhiệm của các đại biểu tham dự sẽ làm sáng tỏ hơn các nội dung của quy hoạch; vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan và các giải pháp để thu hút, thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện quy hoạch trên thực tế, cũng như việc quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch sau này".
Theo quy định, phạm vi của Quy hoạch vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển như sau: (i) vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và môi trường xác định và công bố và (ii) vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển bền vững vùng bờ dựa trên sự nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cải thiện sinh kế và mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa; giữ vững trật tự xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Moglestue phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: KT). |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt Đại sứ quán Na Uy, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Moglestue cho biết Na Uy là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng các kế hoạch quản lý vùng bờ và đại dương. Các kế hoạch này được Na Uy dựng và hoàn thiện trong nhiều năm – vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Những vùng biển của Na Uy hiện nằm trong số những vùng biển được quản lý tốt nhất thế giới, với giá trị được tạo ra ở mức cao. Cụ thể là đại dương đóng góp 70% trong tổng doanh thu xuất khẩu của Na Uy.
“Kinh nghiệm quản lý tích hợp biển và đại dương của Na Uy cho thấy việc phát triển một nền kinh tế đại dương mạnh mẽ đồng thời với việc đảm bảo môi trường biển sạch và lành mạnh là điều hoàn toàn có thể. Một quy hoạch không gian biển có chất lượng là chìa khóa thành công. Vì thế, chúng tôi rất vui mừng được cùng với UNDP và các cơ quan đối tác Việt Nam tổ chức Hội thảo ngày hôm nay và chia sẻ kinh nghiệm của Na Uy về vấn đề này”, Phó Đại sứ Moglestue bổ sung thêm.
Về phía UNDP, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman cho rằng việc quản lý bền vững các khu vực biển và ven biển là công cụ quan trọng giúp Việt Nam trong phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm.
Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ cũng sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như bảo đảm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Tại hội thảo, đại diện Cục biển và hải đảo Việt Nam đã trình bày về nội dung Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch được lập trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan trong phạm vi vùng bờ, nhưng có sự điều chỉnh, xử lý đối với các vùng chồng lấn về sử dụng không gian vùng bờ; bảo đảm sự hài hoà trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng bờ.
Gia Lai lên kế hoạch về truyền thông biển và đại dương đến năm 2030 Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2390/KH-UBND về Chương trình truyền thông biển và đại dương đến năm 2030 theo Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung sẽ tập trung truyền thông chính sách và pháp luật liên quan đến biển, hải đảo (gồm cả luật quốc tế); vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển. |
Phủ sóng Luật Biên phòng Việt Nam đến với đồng bào vùng biên huyên Đức Cơ (Gia Lai) Để phủ sóng Luật Biên phòng Việt Nam đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên huyên Đức Cơ (Gia Lai). Đồn Biên phòng Ia Pnôn đóng trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, phổ biến kịp thời Luật Biên phòng Việt Nam đến với người dân nơi đây nhằm huy động sức mạnh toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. |