Quảng Ninh năm thứ 6 liên tiếp giữ vị trí quán quân về PCI
Cần Thơ: Phấn đấu chỉ số PCI vào top đầu cả nước trong năm 2022 Để đạt được mục tiêu, theo ông Phạm Văn Hiểu Chủ tịch HĐND thành phố cần đề ra nhiều giải pháp trước mắt lẫn căn cơ, đặc biệt là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; chú trọng xây dựng tư duy đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp ở các cấp chính quyền. |
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): “Bệ đỡ” của các doanh nghiệp! Sau 17 năm công bố PCI, lãnh đạo các địa phương đều hết sức quan tâm đến thước đo PCI và quyết tâm cải thiện năng lực cạnh tranh để chính quyền thật sự trở thành “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp tiếp tục trụ vững và phát triển. |
Sáng 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022. Lễ công bố Báo cáo PCI năm 2022 cũng đánh dấu dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập VCCI (1963-2023) và 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ (2013-2023).
Kể từ khi bắt đầu tiến hành vào năm 2005 tới nay, đã có 176.496 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI, phản ánh các khía cạnh đa dạng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Báo cáo PCI 202, bối cảnh kinh tế khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19 đã phần nào được phản ánh rõ trong kết quả điều tra khi mức độ lạc quan của doanh nghiệp vẫn còn thấp, cảm nhận về sự cải cách trên nhiều lĩnh vực có phần chững lại... Trong đó, tình trạng khó khăn của doanh nghiệp tư nhân có thể thấy rõ qua sự suy giảm tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng chính ở cả thị trường trong nước và nước ngoài kể từ đại dịch COVID-19.
Mặt tích cực, dù vẫn có báo cáo về tình trạng phiền hà ở một số lĩnh vực chủ chốt, tuy nhiên, theo PCI 2022, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đang tiếp tục duy trì được xu hướng cải thiện. Cùng với đó, “gánh nặng” tuân thủ thủ tục về thanh tra, kiểm tra cũng tiếp tục xu hướng giảm qua thời gian...
Bắc Giang: Á quân gây bất ngờ
Năm nay, quán quân Quảng Ninh nhận được 72,95 điểm trên thang điểm 100. Như vậy, từ năm 2017 đến năm 2022, Quảng Ninh liên tục ở vị trí dẫn đầu về thứ hạng PCI, với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính; được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành kinh tế cao nhất.
Theo đánh giá của VCCI, Quảng Ninh là một trong những tỉnh mạnh dạn trong huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với phương châm "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư". Khảo sát của VCCI ghi nhận tới 93% ý kiến đánh giá cán bộ nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh giải quyết công việc hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
Bắc Giang có vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng PCI 2022. |
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất ở bảng xếp hạng năm nay là sự thăng hạng mạnh mẽ của Bắc Giang. Nếu như PCI 2021, Bắc Giang xếp ở vị trí 31, thì năm nay, địa phương này đã cải thiện 29 bậc, vươn lên vị trí thứ 2 với 72,8 điểm.
Với Bắc Giang, theo VCCI, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá rất tích cực chủ trương nhất quán "luôn đồng hành cùng doanh nghiệp" của chính quyền tỉnh này.
Trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh Bắc Giang thường xuyên đối thoại, tiếp xúc với các doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Tỉnh Bắc Giang đã nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính quyền về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Quảng Ninh năm thứ 6 liên tiếp giữ vị trí quán quân về PCI |
Các vị trí tiếp theo, lần lượt là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp. Đối với Đồng Tháp. Với Đồng Tháp, đây cũng là năm thứ 15 liên tiếp địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long này có mặt trong TOP 5.
Bên cạnh đó, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh vẫn giữ ổn định vị trí trong Top 10 của bảng xếp hạng PCI năm 2022. Riêng tỉnh Long An đã tăng 6 bậc so với năm 2021 để vào TOP 10 của PCI 2022.
Chiều ngược lại, hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM lại có sự tụt hạng khá sâu. Theo đó, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 20, trong khi PCI năm 2021 địa phương này xếp vị trí thứ 10. Còn TP HCM xuống 13 bậc, từ vị trí 14 của PCI 2021 xuống vị trí 27 của PCI 2022.
Lần đầu tiên công bố chỉ số PGI
Trong PCI 2022, bối cảnh kinh tế khó khăn cũng được phản ánh rõ trong kết quả điều tra khi mức độ lạc quan của doanh nghiệp vẫn còn thấp, cảm nhận về sự cải cách trên nhiều lĩnh vực có phần chững lại, bản thân các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ vốn, nhân lực, hạ tầng cho đến chất lượng thực thi của bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
Tại lễ công bố, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết: “Từ cuối năm 2022 đến nay, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chúng tôi hy vọng rằng chính quyền các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa, lấy sự ổn định và thuận lợi của môi trường kinh doanh bù đắp cho những bất ổn của thị trường thế giới”.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại Lễ công bố PCI 2022. |
Cũng tại PCI 2022, lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).
Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
Kết quả năm đầu tiên cho thấy ba tỉnh đứng đầu Chỉ số PGI là Trà Vinh, Lạng Sơn và Bắc Ninh.
“Gần 20 năm qua, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành công của VCCI đã và đang góp phần thúc đẩy các đối thoại, thảo luận và các hành động hiệu quả về các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Chỉ số Xanh cấp tỉnh mới được xây dựng dựa trên nền tảng thành công của PCI, và việc này là dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân ngày càng nhận thức rõ rằng các vấn đề môi trường cũng quan trọng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế”, Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu.
Theo đại diện USAID, bằng việc xây dựng và công bố Chỉ số Xanh cùng với Chỉ số PCI, VCCI và USAID mong muốn cổ vũ chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững. Thông qua đó để thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn tại Việt Nam.
Triển khai xây dựng và công bố từ năm 2005, PCI là một bộ chỉ số hợp thành bởi 10 chỉ số thành phần, bao gồm: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, môi trường cạnh tranh bình đẳng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Đây là dự án do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố, qua đó thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Báo cáo PCI 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam. |
ĐBSCL đã có sự bứt phá cải thiện điểm số PCI Trong xu hướng chung các tỉnh, thành cả nước nỗ lực cải thiện điểm số PCI, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có sự bứt phá cải thiện điểm số PCI, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế. |
Nhiều lợi ích khi xây dựng "Chỉ số xanh" cấp tỉnh Ngày 7/6, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm mục tiêu thúc đẩy các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. |