Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
06:30 | 30/07/2022 GMT+7

Quan niệm Báo hiếu của thế gian và Phật giáo

aa
Tam tạng Thánh giáo của đạo Phật đề cập rất nhiều về tinh thần hiếu đạo. Đức Thế Tôn trong nhiều đời nhiều kiếp tu nhân hiếu đến kiếp này thành Phật. Ngay cả khi đã thành Phật rồi, Ngài vẫn thực hành hiếu đạo.
Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại' Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại'
Nhiều người cho rằng tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, tháng xấu nhất trong năm nên kiêng kỵ mọi thứ từ việc xây nhà, mai táng, cưới xin, ký hợp đồng, thăng chức… Nhưng với dân tộc Nùng thì tháng Bảy âm lịch lại hoàn toàn khác.
Đạo làm con theo quan điểm Phật giáo Đạo làm con theo quan điểm Phật giáo
Công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả nuôi ta khôn lớn, cưới vợ lấy chồng rồi còn chia gia tài cho ta. Ơn nghĩa này khó đáp đền trong muôn một, đối với cha mẹ mà ta không biết ơn biết nghĩa thì sao có thể thương yêu, giúp đỡ người khác.

Trong kinh điển, rất nhiều đoạn Ngài nói về chữ hiếu, nhắc nhở mọi người thực hiện chữ hiếu như một trong các pháp tu.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương.

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, tổ tiên cha ông ta đều dạy con cháu tinh thần hiếu đạo. Vì lẽ đó, nền văn hóa đạo đức của người Việt và chữ hiếu trong đạo Phật đã cùng nhau sẻ chia và cộng hưởng giá trị tinh thần chung cao quý đó.Trong những tháng 7 âm lịch này, ai cũng luôn tưởng nhớ tới cha mẹ, nghĩ tới công lao của cha mẹ là điều quan trọng nhất. Ở dân gian quan niệm rằng “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Vì vậy, có thể thấy giữa quan niệm dân gian và lời Phật dạy đều đề cao lòng biết ơn cha mẹ, phụng thờ Tổ tiên.

Tuy nhiên, nhìn về phong tục, tập quán, nghi lễ của thế gian và những nghi lễ truyền thống trong các tự viện có hai điểm khác nhau.

Thứ nhất, những nghi lễ, quan niệm, tập tục khẩu truyền về chữ hiếu được lưu truyền ở dân gian dưới dạng các câu ca dao, tục ngữ ở thế gian. Theo quan niệm của thế gian, tháng 7 âm lịch là tháng tất cả các vong linh được nhờ ơn Phật tế độ mà thoát khỏi chốn khổ đau. Tổ tiên ta từ xa xưa đã tin vào sự gia trì của Phật và những lời Ngài dạy.

Người xưa quan niệm tháng 7 là tháng báo hiếu cúng ông bà cha mẹ, là một trong những nghi lễ lớn. Nếu như tháng Giêng cầu an cho người hiện tại thì tháng 7 là cầu mong cho người quá cố siêu thoát. Đặc biệt hơn, theo quan niệm dân gian dù bận bịu đến mấy, rằm tháng 7 luôn phải có mâm cơm cúng ông bà, Tổ tiên.

Khi Phật giáo truyền vào nước ta thì giáo lý Phật giáo Việt Nam với đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam đã hòa quyện thành một bản sắc văn hóa đậm đà. Có những nghi lễ Phật giáo hòa quyện vào tín ngưỡng của thế gian, nhưng cũng có những nghi lễ của Phật giáo, thế gian cũng hòa quyện vào đó. Ví dụ như: tháng Giêng quan trọng nhất là ngày mùng 1 Tết. Đây là ngày được quan niệm là ngày đẹp nhất, ngày cầu mong sự an lạc và suôn sẻ nhất cho 365 ngày sau. Tất cả những điều hay, đẹp, tốt đều ở ngày mùng 1 Tết.

Khi Phật giáo truyền vào nước ta, chư Tổ đã uyển chuyển lấy sự an yên của dân tộc làm niềm an lạc của Phật giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi bắt đầu du nhập cho tới bây giờ, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc. Không biết từ khi nào chư Tổ đã đưa lễ vía Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật vào ngày mùng 1 Tết, với hình tượng Đức Di Lặc được tạc khác với tất cả các Đức Phật khác. Đức Di Lặc có hình tướng bệ vệ đôn hậu, tâm hồn phóng khoáng hoan hỷ. Chư Tổ đã kết hợp sự mong muốn, cầu nguyện, ước vọng của thế gian để đưa hình ảnh Đức Phật Di Lặc đản sinh vào ngày mùng 1 Tết.

Tháng 7 là nghi lễ xuất phát từ tinh thần Hiếu đạo theo quan niệm Đại thừa giáo của Tôn giả Mục Kiền Liên. Sự tích Đức Phật chỉ Tôn giả Mục Kiền Liên cầu Tăng trong ngày Tự tứ bởi tháng 7 là tháng quan trọng nhất đối với Phật giáo Đại thừa, là tháng mãn hạ của chư Tăng. Thế gian, mỗi một năm sau 365 ngày trôi qua thì được nhận một tuổi. Nhưng trong Phật giáo, các vị Đại đức Tăng, Ni phải nhập hạ ba tháng, tịnh tu tam nghiệp, lấy giới học, định học và tuệ học trên phương diện tu Phúc và tu Tuệ, nghiêm trì thi la tịnh giới trong ba tháng để đến ngày cuối cùng, làm lễ Tự tứ tức là kiểm điểm, xét soi, nhìn nhận trong ba tháng cộng trụ với nhau, có điều gì lỗi lầm hãy bảo cho nhau, đoàn kết trong sự tụ họp và giải tán trong sự đoàn kết.

Như vậy, lễ tháng 7 là lễ của Phật giáo và chính vì vậy mà Phật chỉ cho Tôn giả Mục Liên trượng thừa vào Tăng lực, sự chú lực của chư Tăng trong ngày Tự tứ để cứu vong mẫu. Đây là ngày của Phật giáo về đạo Hiếu, về quan niệm của chữ Hiếu. Thì nhân gian cũng học tập vào điều đó: “Cúng cả năm, không bằng Rằm tháng Bảy”.

Cái thứ hai, mong cha mẹ giải thoát, đưa cha mẹ về chùa để cầu siêu cho cha mẹ, mong cho hương linh được siêu sinh thoát hóa, thoát ba đường khổ đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và còn mong cho cha mẹ ra khỏi lục đạo luân hồi, trời cũng không mong lên mà siêu sinh về cảnh giới an lành của Phật. Nếu như vong linh chưa về với cảnh giới Phật thì trong sáu đường đó, trời, người, A-tu-la là ba đường thiện, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là ba đường ác. Sinh làm trời hay người cũng tốt. Trở lại làm người có 5 phước báo, đó là làm thân người đầy đủ, sinh vào chốn phồn hoa, được gặp Phật, nghe Pháp, được sinh hoạt đạo tràng.Từ đó, các vị dù ở nhân gian hay Phật pháp, hãy làm điều thánh thiện trong mùa báo hiếu này.

Mùa Vu Lan hiếu hạnh - vẹn tròn nghĩa ân đã nhắc cho chúng ta tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, dù còn tại thế hay đã quá vãng.

Mùa Vu Lan hiếu hạnh - vẹn tròn nghĩa ân đã nhắc cho chúng ta tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, dù còn tại thế hay đã quá vãng.

Thứ nhất, là cúng kính. Nhưng mà cúng kính cũng không quan trọng bằng cách đối đãi với người sống, sống mà tốt thì chết cũng tốt. Cha mẹ còn đang hiện tại đây, đợi gì phải đến ngày Tết mới biếu manh áo mới, mới dâng bát canh ngọt, hãy về bên cha mẹ, thăm hỏi, an ủi, động viên.

Thời công nghệ 4.0, chúng ta dùng điện thoại nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm cha mẹ. Ở xa bên đây bán cầu, bên kia bán cầu vẫn liên lạc được với nhau, qua hình ảnh Zalo, qua các trang mạng vẫn gọi được, vẫn nhìn được hình, vẫn nghe thấy tiếng. Thời hiện đại này hơn các cụ ngày xưa là như vậy. Ngày xưa bặt vô âm tín, nhưng bây giờ thì không sợ.

Thứ hai, luôn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại tăng Phúc tăng Thọ, hỏi thăm, săn sóc cha mẹ khi ốm đau. Còn với ông bà tiên tổ quá vãng, chúng ta làm nhiều việc thiện: chăm lo cho mọi người, làm chùa, tô tượng đúc chuông, làm cầu, bắc quán, cứu người đau khổ, giúp đỡ kẻ nghèo, thương trẻ mồ côi…

Còn trong nghi lễ, mùng 1 Tết, khi nhân gian trang hoàng đường phố, làng mạc thì chùa chiền cũng trang hoàng cảnh giới. Vậy thì trong tháng 7, chư Tăng trong chùa tụng kinh, dâng cúng lịch đại Tổ sư, cũng thờ phụng lịch đại Tổ sư. Nhân gian Việt Nam thờ cúng ông bà trong ba cấp. Tại gia thì thờ cúng cha mẹ, ông bà. Trong từ đường thì thờ cúng tổ tiên. Cao hơn nữa là làng mạc, thờ những người có công, thờ những vị tổ nghề, thờ những vị được tôn làm Thánh, đứng đầu bảo hộ, che chở cho dân. Trong đất nước thờ quốc tổ, người sáng lập, người khai sáng ra đất Việt của chúng ta – Vua Hùng, Đế vương của các thời đại.

Tinh thần thờ phụng ở thế gian cũng áp dụng trong chùa chiền. Tôi đã nghiên cứu các chùa chiền, kể cả Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngôi tổ đường của chùa Việt Nam rất giống với đạo thờ ông bà của người Việt. Người Việt cũng thờ tổ tiên, ông bà, cũng cúng kính vào các tuần tiết, các dịp lễ tết. Rằm tháng 7 thì chùa Việt cũng thờ tổ sư, sư trưởng như là người Việt. Bàn thờ tổ cũng rất trang nghiêm, trước là điện Phật, sau là bàn thờ tổ và cũng cúng kính như vậy. Nhưng có một điểm khác là tất cả bằng chay tịnh, không tổn hại đến sinh linh, không phá hoại cuộc sống của người khác và chùa chiền thì không đốt vàng mã.

Ai trong chúng ta cũng phải có tổ tiên, chim phải có tổ, người phải có tông, uống nước phải nhớ nguồn. Giữ gìn cội nguồn, từ cội nguồn mới có mình. Cây phải có gốc, có gốc mới trổ cành, sinh ngọn, phải giữ gìn. Nhưng sự gìn giữ và thực hiện Hiếu đạo của thế gian và của Phật Pháp vẫn có điều khác. Mong rằng những ai là đệ tử Phật, tin theo Phật phải biết ăn chay, giữ gìn giới. Có một số người bây giờ có thể không đi chùa nhưng họ vẫn ăn chay mỗi tháng vài ngày. Đó là họ cũng đang tịnh hóa, thanh lọc thân tâm, họ biết được tác dụng của việc ăn chay, sự nguy hại của việc ăn nhiều động vật và cũng tin về sự tội phúc sát hại. Ông bà ta ngày xưa cũng khuyên mọi người đừng sát sinh.

Từ những phân tích đó, mong rằng mọi người hướng về một mùa Vu Lan thật thanh khiết, thật tao nhã, thật ý nghĩa để hướng tới báo đáp cha mẹ hiện tại, cha mẹ, ông bà, tổ tiên quá vãng. Hồi hướng công đức phước báo lên hai đấng sinh thành. Còn trong đạo Phật thì rộng hơn, báo đáp bốn ân, cho cả Pháp giới. Chữ Hiếu của Phật giáo nó rộng lớn và có ý nghĩa cao cả là vậy.

Vu Lan báo hiếu - Giữ nét đẹp người Việt Vu Lan báo hiếu - Giữ nét đẹp người Việt
TĐO-Vừa qua, cộng đồng tăng ni sinh Việt Nam ở Ấn Độ đã tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu năm 2018 tại chùa Buddha Vihara, trung tâm thủ đô của Ấn Độ, với ý nghĩa tri ân cha mẹ và cầu cho quốc thái dân an.
Ý nghĩa bông hồng cài ngực áo trong ngày lễ Vu Lan Ý nghĩa bông hồng cài ngực áo trong ngày lễ Vu Lan
Đi chùa ngày lễ Vu Lan cài hoa trắng hay hoa đỏ? Ý nghĩa của bông hồng cài áo trong ngày lễ đặc biệt này không phải ai cũng biết.
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm/Phatgiao.org.vn
Nguồn: Phatgiao.org.vn

Tin bài liên quan

Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Chiều ngày 28/8, cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Thái Lan đã phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt (VLK Center), Hội Người Thái gốc Việt Bangkok, Hội Doanh nhân Thái - Việt Bangkok, Hội Văn hóa Thái - Việt cùng tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quảng Phước (Wat Ananamnikayaram) ở thủ đô Bangkok.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo Phật giáo

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo Phật giáo

Trong xã hội loài người, có rất nhiều mối quan hệ bắt buộc một người phải trải qua. Tùy mỗi mối quan hệ, con người cần phải thể hiện bổn phận trách nhiệm cũng như được hưởng những quyền lợi từ mối quan hệ đó. Trong tất cả mối quan hệ tồn tại thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan trọng, thiêng liêng và có sự ràng buộc hay nương tựa nhau nhiều nhất.
Đạo làm con theo quan điểm Phật giáo

Đạo làm con theo quan điểm Phật giáo

Công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả nuôi ta khôn lớn, cưới vợ lấy chồng rồi còn chia gia tài cho ta. Ơn nghĩa này khó đáp đền trong muôn một, đối với cha mẹ mà ta không biết ơn biết nghĩa thì sao có thể thương yêu, giúp đỡ người khác.

Các tin bài khác

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình vừa thông tin trên quangbinh.gov.vn, đã có 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết” được hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số tiền 12,4 tỷ đồng.
Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Nhằm thực hiện Chương trình ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Điện Biên và một số địa bàn khu vực Tây Bắc, đến nay, MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận ủng hộ từ các địa phương, đơn vị với tổng số tiền gần 2,4 tỷ đồng.
Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Sáng ngày 29/8, tại Nghệ An, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở hai xã Mường Nọc và Tiền Phong (huyện Quế Phong).
Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Vừa qua, tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và xã Cư Mốt (huyện Ea H'leo) đã tổ chức Lễ bàn giao và khánh thành 02 căn nhà tình thương và trao tặng 20 chiếc xe đạp cho 20 học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn hai xã này.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động