Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
18:41 | 20/08/2021 GMT+7

Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại'

aa
Nhiều người cho rằng tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, tháng xấu nhất trong năm nên kiêng kỵ mọi thứ từ việc xây nhà, mai táng, cưới xin, ký hợp đồng, thăng chức… Nhưng với dân tộc Nùng thì tháng Bảy âm lịch lại hoàn toàn khác.
Những điều thú vị ít biết về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam Những điều thú vị ít biết về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi nơi lại có những tập tục, nét văn hoá riêng, do vậy cách ăn rằm tháng 7 cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Cùng tìm hiểu điều thú vị về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam ngay dưới đây.
Văn khấn Rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan theo văn khấn cổ truyền Việt Nam Văn khấn Rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn khấn Rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan cũng được nhiều người quan tâm không kém gì văn khấn tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại'
Người dân tộc Nùng làm bánh chuẩn bị cho Rằm tháng 7 (ảnh TL)

Tết báo hiếu

Người Nùng ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn còn coi tháng Bảy rất đặc biệt trong năm. Dân tộc Nùng coi Rằm tháng 7 là một ngày Tết lớn thứ 2 trong năm và chỉ sau Tết Nguyên Đán. Dân tộc Nùng các vùng đều truyền tai nhau câu nói: “Nhất Tết tháng giêng, nhì Rằm tháng 7”.

Với người Nùng ở Lạng Sơn, “Rằm tháng 7” cũng là ngày Lễ Vu Lan. Nhưng khái niệm Vu Lan thì không phải ai cũng biết, nhiều người chỉ biết rằng tháng Bảy có Tết nên con cái dù đi đâu, làm gì cũng về đoàn tụ với gia đình để “ăn Rằm”.

Để hiểu rõ hơn về Tết “Rằm tháng 7” của người Nùng Lạng Sơn, chúng tôi đã trao đổi với cụ Vi Văn Nhật (82 tuổi) – dân tộc Nùng ở xã Thống Nhất, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn về lễ Vu Lan của dân tộc thiếu số nhiều bản sắc này.

Cụ Nhật cho biết, Rằm tháng 7 hay 14/7 âm lịch là cái Tết lớn thứ 2 trong năm sau Tết Nguyên đán của người Nùng ở Lạng Sơn và vô cùng quan trọng. Nghĩa là phải tổ chức ăn Tết Rằm tháng 7 như Tết Nguyên đán.

“Tôi là người Nùng và từ lúc lớn lên đã thấy ông bà, bố mẹ tổ chức ăn Tết tháng bảy vào ngày 14 và ngày 15 âm lịch hàng năm. Ngày 14, gia đình tổ chức cúng gia tiên, báo hiếu với ông bà, tổ tiên là những người đã khuất. Nhà nào có điều kiện thì tổ chức mâm cỗ linh đình, nhà không có thì chỉ cần một con vịt luộc chín cũng xong. Tất cả mọi thứ từ gói bánh, nấu bánh chuẩn bị cho Tết đều do nhà tự làm. Mâm cúng không quá cầu kỳ nhưng cũng phải có cơm, có thịt và có rượu... ” – cụ Nhật chia sẻ.

Người Nùng coi Tết Rằm tháng 7 là "Tết to" vì từ xa xưa ông bà đã quan niệm rằng tổ tiên mỗi năm chỉ có 2 cái tết là Tết Nguyên Đán và Tết tháng bảy được con cháu có lễ cúng đủ đầy. Người Nùng có phong tục thờ tổ tiên nhưng không cúng rằm, mùng một như người những dân tộc khác. Vì thế con cháu cố gắng sắm sửa một mâm cúng đủ đầy để cúng dâng ông bà, tổ tiên vào những dịp Tết.

Cụ Nhật cho biết thêm, Rằm tháng 7 cũng là thời điểm vừa kết thúc một mùa vụ, nên nhiều người còn coi đây là dịp ăn mừng mùa màng, báo cáo với tổ tiên về một mùa vụ đủ đầy… Ngày này, người Nùng Lạng Sơn tổ chức cúng gia tiên, đốt vàng mã, quần áo mã do những người phụ nữ trong gia đình tự tay chuẩn bị để chu cấp cho những người đã khuất. Phong tục này có từ lâu đời, mỗi gia đình tự có trách nhiệm chuẩn bị mà không cần phải ai nhắc. Mâm lễ cần có các loại bánh dầy, bánh gai, các bánh được gói bằng lá chuối… 2 thứ không thể thiếu trong Tết tháng bảy là bánh gai và thịt vịt. Đây là điểm đặc trưng trong mâm cỗ ngày lễ của dân tộc Nùng nói chung và người Nùng Lạng Sơn nói riêng.

Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại'
Món bánh độc đáo của người Nùng Lạng Sơn để cúng rằm tháng 7 (ảnh TL)

Sum họp tại nhà ngoại, tự tay chăm sóc cha mẹ

Sau lễ ngày 14, ngày rằm (15 âm lịch) gọi là ngày “Pây Tai” (nghĩa là “Về Ngoại” – PV), con cháu gần xa cùng về sum họp tại nhà ngoại. Đây là dịp để con gái đã đi làm dâu, con rể và các cháu ngoại báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên bên ngoại.

Cụ Nhật chia sẻ: Tết “Pây Tai” vào ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) là bổn phận của những người phụ nữ Tày, Nùng sau khi đi lấy chồng. Người phụ nữ đi lấy chồng quanh năm lo việc nhà chồng, chỉ ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng bảy mới có dịp trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay chăm sóc cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên.

Theo truyền thống, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn sinh thành của cha mẹ. Món quà ít hay nhiều tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, nhưng không thể thiếu hai con vịt béo, vài cặp bánh gai và một chai rượu. Những người con không có điều kiện thì chỉ cần một con vịt hoặc chút bánh kẹo cũng là lòng thành với đấng sinh thành.

Tết Rằm tháng Bảy của người Nùng ở Lạng Sơn ngoài ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, cúng các vong hồn còn là dịp để gia đình, dòng họ sum họp, con cái thể hiện lòng biết ơn, tình cảm và lòng hiếu kính đối với cha mẹ.

Người Nùng thường nói: “Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết”, nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt. Theo truyền thống của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn, Tết Rằm tháng Bảy (tiến hành vào ngày 14/7 âm lịch) đặc biệt ở chỗ tất cả các món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng.

Từ ngày 13/7 âm lịch, các gia đình đã tất bật chuẩn bị. Những món ăn không thể thiếu trong Rằm tháng Bảy là thịt lợn quay với lá mác mật, thịt vịt và bánh gai. Đồ mã là những “bộ đồ giấy” được thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ để “gửi” cho ông bà, tổ tiên.

Những điều thú vị ít biết về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam Những điều thú vị ít biết về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi nơi lại có những tập tục, nét văn hoá riêng, do vậy cách ăn rằm tháng 7 cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Cùng tìm hiểu điều thú vị về ngày lễ Rằm tháng 7 ở Việt Nam ngay dưới đây.
Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7: Tiền đồ gia tăng không ngừng Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7: Tiền đồ gia tăng không ngừng
Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7 sẽ có nhiều cơ hội mới trong công việc nói chung và kinh doanh nói riêng. Đây là khoảng thời gian họ nên nắm bắt và lựa chọn những bước tiến mới.
Cách soạn mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 Cách soạn mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 làm sao cho đầy đủ tươm tất là điều khiến nhiều người băn khoăn....
Chi Dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024

Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024

Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024 rơi vào khung giờ nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để chuẩn bị tốt ngất cho ngày lễ quan trọng này nhé.
Văn cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất theo sách cúng cổ truyền Việt Nam

Văn cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất theo sách cúng cổ truyền Việt Nam

Rằm tháng 7 đang đến rất gần, dưới đây là văn cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất theo sách cúng cổ truyền Việt Nam. Cùng tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ quan trọng này nhé.
Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7: Tiền đồ gia tăng không ngừng

Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7: Tiền đồ gia tăng không ngừng

Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7 sẽ có nhiều cơ hội mới trong công việc nói chung và kinh doanh nói riêng. Đây là khoảng thời gian họ nên nắm bắt và lựa chọn những bước tiến mới.

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ: muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Phiên bản di động