Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng - Nền móng vững chắc cho phát triển bền vững
Định hình nền công vụ ASEAN chuyên nghiệp, phát triển bền vững Sáng 5/8 tại Hà Nội, Bộ Nội vụ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị những người đứng đầu nền công vụ Hợp tác ASEAN về các vấn đề công vụ lần thứ 21 (ACCSM). |
Việt Nam và LHQ ký văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026 Chiều 11/8, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký kết với Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis, thay mặt Liên hợp quốc, văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững (CF) giai đoạn 2022-2026 giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thường trú, không thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam. |
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai - Giai đoạn 2” - do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và ActionAid đồng tài trợ, dưới sự phối hợp triển khai của ba đơn vị AFV, ActionAid và VNDMA.
Quang cảnh buổi Hội thảo tham vấn cấp vùng “Hướng dẫn Lồng ghép Quản lý rủi ro thiên tai Dựa vào cộng đồng vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội của địa phương”. |
Tại sự kiện, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT), Bộ Tài chính cùng đại diện các Sở NN&PTNT, Sở KHĐT, các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắc Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai đã tìm hiểu phương pháp, quy trình lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Đây là hội thảo thứ hai trong chuỗi ba hội thảo cấp vùng, khẳng định nỗ lực hợp tác giữa Tổng cục Phòng, chống thiên tai, AFV và ActionAid về cam kết thực hiện Khung hành động Sendai về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) của Việt Nam. Các bên hi vọng kết quả ghi nhận từ Hội thảo hôm nay sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho Việt Nam tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (APMCDRR) tại Brisbane, Úc vào tháng 9/2022 sắp tới.
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng, chống thiên tai phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, bà Đoàn Thị Tuyết Nga - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng, chống thiên tai - cho biết: “Một khi lồng ghép nội dung quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch PT KTXH địa phương, người dân sẽ có thể chủ động ứng phó với rủi ro thiên tai, và xây dựng một cuộc sống an toàn hơn, bền vững hơn. Chúng tôi hy vọng những bài học kinh nghiệm của Việt Nam sẽ là đóng góp quan trọng trong phiên rà soát Khung hành động Sendai về GNRRTT (2015-2030) tại Úc tới đây".
Khi người dân được tìm hiểu về quản lý rủi ro thiên tai một cách bài bản, “cộng đồng dễ bị tổn thương” dần chuyển biến tích cực sang một “cộng đồng có năng lực, cùng nhau phòng ngừa, ứng phó và phục hồi” trước các nguy cơ khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH). Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng không chỉ trao quyền cho người dân, mà còn hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn diện tại địa phương.
Theo Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm thiểu rủi ro thảm họa năm 2015 của Liên Hợp Quốc, trong 20 năm qua, Việt Nam là 1 trong những nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm. Từ năm 2005 đến 2014, Việt Nam bình quân có khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy và sạt lở.
Ước tính hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653 ngôi nhà bị hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất cả các thảm hoạ tự nhiên gây ra. Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng tiền, nền kinh tế cả nước trong 10 năm qua phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD. Trong tổng số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58%. Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai.
Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) là một Quỹ xã hội của Việt Nam được Bộ Nội Vụ cho phép thành lập tháng 4/2016 và có nhiều chương trình hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em, người thiệt thòi chống chịu tốt hơn với thiên tai và biến đổi khí hậu. AFV hiện có các chương trình hỗ trợ ở hơn 10 tỉnh thành trong cả nước và là đối tác chiến lược của ActionAid từ 2016 đến nay. Tổ chức Bánh mỳ Thế giới (Bread for the World) là một tổ chức phi chính phủ của Đức - đối tác tin cậy của Hội thánh Tin Lành Đức, hoạt động theo tôn chỉ hỗ trợ các hoạt động phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tôn trọng tinh thần tự lực và giữ gìn bản sắc văn hoá của các đối tác địa phương ở trên 90 quốc gia trên toàn thế giới. Cùng với các chương trình tài trợ, Tổ chức Bánh mỳ Thế giới còn hỗ trợ tổ chức tập huấn cho đối tác về quản lý tài chính và quản lý dự án. Tổ chức Bánh mỳ Thế giới áp dụng cách tiếp cận dựa trên kết quả đối với tất cả các đối tác. Điều này mang lại sự linh hoạt nhất định trong triển khai các dự án. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) là thành viên của Liên đoàn ActionAid Quốc tế, đã bắt đầu thực hiện các chương trình phát triển tại các khu vực nghèo nhất và xa xôi của Việt Nam kể từ năm 1989. Năm 1992, ActionAid là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam trao giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam và liên tục hoạt động trong nước từ đó đến nay. |