Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36: Tập trung phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 |
Phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi |
Chiều 30/6, tại TP. Cần Thơ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi làm việc với 5 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại các địa phương này.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Giai đoạn 2016-2020, 5 tỉnh, thành trên có 23 dự án ODA với số vốn vay là 641 triệu USD, chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn ODA cho ĐBSCL. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, 6 tháng đầu năm 2020, tiến độ giải ngân vốn ODA của 5 địa phương còn rất thấp.
Vì thế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị lãnh đạo các địa phương cần nêu rõ khó khăn vướng mắc đối với từng dự án và đặc biệt là đặt quyết tâm đến đâu, giải pháp thế nào để đẩy nhanh tiến độ các dự án từ nay đến cuối năm.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc (Ảnh: VGP/Hải Minh) |
Tại buổi làm việc, lãnh đạo 5 địa phương đã báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong đó chủ yếu tập trung ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, điều chỉnh giải pháp kỹ thuật, điều chỉnh tăng giảm quy mô đầu tư một số hạng mục từng dự án…
Nhân dịp này, 5 địa phương cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn ODA đối với một số dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Ghi nhận các ý kiến, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi - tái khẳng định lại nguyên tắc không dùng vốn ODA cho công tác giải phóng mặt bằng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các địa phương phải tập trung mọi nguồn lực của mình để có mặt bằng sạch. Đây cũng là nhiệm vụ của các địa phương.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý cần phải nhanh chóng hấp thụ hết nguồn vốn ưu đãi IDA của Ngân hàng thế giới, bởi với nguồn vốn này, Việt Nam bắt đầu nghĩa vụ trả nợ từ năm 2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội hướng tới là trung tâm của Đông Á và Đông Nam Á Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội giờ đây không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn ... |
Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài. |
Việt Nam xuất siêu 9,1 tỷ USD: Thị trường Mỹ tăng mạnh, EU và Trung Quốc giảm nhẹ Cán cân thương mại hàng hóa tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2019 Việt Nam xuất siêu ... |