Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19
Phát huy vai trò của truyền thông trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn hậu COVID-19 |
Chương trình hành động của Chính phủ nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài |
Đầu tư nước ngoài sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hậu COVID-19 - Ảnh minh hoạ |
Cũng theo Quyết định 850/QĐ-TTg của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng tổ công tác.
Tổ phó thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó.
Các thành viên gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quy chế hoạt động của Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tổ trưởng, Tổ phó thường trực, Tổ phó và các thành viên Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh là tổ trưởng tổ công tác (Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN) |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Về vốn đăng ký góp mới, cả nước có 3.883 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018. |
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới; chủ động bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để có thể tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi.
Đồng thời, thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực; nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư của Tổ công tác.
Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông). Singpore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc... Trong khi đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2018. |
Trước đó ngày 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra.
Tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng, qua tiếp xúc, tìm hiểu thì các nhà đầu tư đều bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn. Chúng ta có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu COVID-19. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp.
Theo một số chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Phát huy vai trò của truyền thông trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn hậu COVID-19 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần tập trung truyền thông để chứng minh Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với nhà ... |
Chương trình hành động của Chính phủ nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của ... |
Vốn FDI "rót" vào Việt Nam tiếp tục tăng Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 9 tháng vừa qua ước đạt 14,2 tỷ ... |