Ông Tập Cận Bình muốn Philippines gạt phán quyết Biển Đông lấy... dầu khí!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Philippines Duterte tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh hôm 29/8. Ảnh: Inquirer |
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte hồi tháng 8 nhằm tìm cách thúc đẩy đầu tư vào Philippines cũng như chính thức thảo luận về tranh chấp Biển Đông lần đầu tiên kể từ khi Toà án Quốc tế ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc năm 2016, khi gần đây Trung Quốc gia tăng những hành vi xâm phạm ngang ngược tại Biển Đông.
Trong cuộc gặp với ông Duterte, ông Tập kêu gọi hai nước tập trung hợp tác, phát triển kế hoạch cùng khai thác khí đốt trên tuyến đường thủy giàu tài nguyên và kết thúc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông đến năm 2021.
Người phát ngôn của ông Duterte, Salvador Panelo cho biết rằng ông Tập cũng đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh về việc họ không công nhận phán quyết của Tòa án Quốc tế về Biển Đông năm 2016 và điều đó sẽ không thay đổi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Philippines rằng “hãy gạt tranh chấp Biển Đông sang một bên và tập trung vào việc thúc đẩy một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển này”.
Đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng hiện đang bị Trung Quốc và Philippines kiểm soát (Ảnh minh họa) |
Theo đó, ông Tập Cận Bình đề nghị trao cổ phần cho Philippines trong kế hoahcj khai thác khí đốt tại bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines kiểm soát với điều kiện Manila phải bỏ qua phán quyết của Toà trọng tài Quốc tế năm 2016. Theo thoả thuận, Philippines sẽ nhận 60% lợi nhuận còn Trung Quốc chỉ nhận 40% nếu phát hiện khí đốt.
Theo Tân Hoa Xã, một ban chỉ đạo chung gồm các nhà ngoại giao và các quan chức năng lượng và một ủy ban làm việc chung của các doanh nghiệp liên quan đến dự án dầu khí đã được thành lập sau cuộc họp.
Theo tờ SCMP, bất kỳ thỏa thuận nào hợp tác với Trung Quốc mà bỏ qua phán quyết của Toà trọng tài sẽ là một trở ngại lớn cho các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Malaysia. Giống như Philippines đã phải trải qua những thách thức lặp đi lặp lại từ lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Trước câu hỏi của phóng viên liệu thỏa thuận với Trung Quốc có bao gồm các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ông Duterte nói rằng những khu vực này đã được đưa vào phán quyết của Toà trọng tài. "Vùng đặc quyền kinh tế là một phần của phán quyết trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để tiến hành hoạt động kinh tế", ông Duterte nhắc lại lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi trả lời phóng viên tại Manila hôm 10/9.
Theo phán quyết của Tòa án Quốc tế năm 2016, Philippines có quyền hợp pháp để khai thác các mỏ khí đốt tại bãi cỏ Rong, cách bờ biển Philippines khoảng 140km.
Hiện tại, nguồn khí đốt duy nhất mà Philippines đang khai thác là tại mỏ Malampaya nhưng mỏ này sẽ cạn tài nguyên vào năm 2024.
Trước đó, dự án chung với Trung Quốc đã được đề cập đến trong nhiều thập kỷ, nhưng không đi đến đâu vì những tuyên bố cạnh tranh của hai nước.
Không chỉ kêu gọi Tổng thống Durterte thúc đẩy một thỏa thuận chung khai thác dầu khí ở Biển Đông, ông Tập Cận Bình còn thể hiện mong muốn Philippines không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ bên ngoài, nhằm ám chỉ tới những áp lực từ Mỹ.
Quan hệ Philippines - Trung Quốc đã được củng cố đáng kể trong thời kỳ ông Duterte, nhưng đã phải đối mặt với nhiều phản ứng từ các quan chức và dư luận vì nhiều người cho rằng những hành động này "quá mềm mỏng" trước sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Các nhà phê bình đã tuyên bố rằng chính sách của Duterte đối với Trung Quốc có thể làm xói mòn chiến thắng pháp lý của Philippines ở Hague và thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines nêu vấn đề Biển Đông khi gặp ông Tập Cận Bình? Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định sẽ nêu phán quyết hồi tháng 7/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong cuộc gặp ... |
Mỹ chuyển hướng tập trận sang Biển Đông, đối phó Trung Quốc Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch chuyển hướng, tăng cường tập trận tại Thái Bình Dương - Ấn Độ dương trong năm 2020, trong ... |
Vụ ngư dân Việt cứu 22 thuyền viên Philippines nghi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông 6 tiếng kề cận tử thần sau khi nghi bị tàu Trung Quốc đâm chìm của các thuyền viên Philippines và hành động nghĩa hiệp ... |